[KNTT] Giải SBT GDCD bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Giải SBT giáo dục công dân 6 bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sách "Kết nối tri thức ". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Bài tập 1. Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Người có quốc tịch Việt Nam
B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam
C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài
D. Người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam
=> Trả lời: A
Bài tập 2. Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. (Đánh dấu X vào ô em chọn)
Ý kiến | Đúng | Sai |
A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân | ||
B. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân | ||
C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ công dân | ||
D. Tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ công dân | ||
E. Chỉ những người là công dân Việt Nam mới có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam | ||
G. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam có quyền và phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ của công dân Việt Nam | ||
H. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác |
=> Trả lời:
Ý kiến | Đúng | Sai |
A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân | X | |
B. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân | X | |
C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ công dân | X | |
D. Tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ công dân | X | |
E. Chỉ những người là công dân Việt Nam mới có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam | X | |
G. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam có quyền và phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ của công dân Việt Nam | X | |
H. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác | X |
Bài tập 3. Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau:
- Ý kiến thứ nhất: Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải đi học. Những người không đi học cũng không bị Nhà nước xử phạt.
- Ý kiến thứ hai: Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật quy định: Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
- Ý kiến thứ ba: Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.
Câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
=> Trả lời: Em đồng tình với ý kiến thứ ba. Vì công dân có quyền học tập, sáng tạo và phát triển để thể hiện bản thân, trau dồi kiến thức và tu dưỡng đạo đức thể hiện bản chất tốt để con người được phát triển một cách toàn diện trở thành những công dan tốt góp phần vào sự nghiệp đưa đất nước ngày càng phát triển để cùng sánh với năm châu, hội nhập quốc tế. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Bài tập 4. Những việc làm dưới đây thực hiện tőt hay chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân? (Đánh dấu X vào ô em chọn)
Việc làm | Thực hiện tốt | Thực hiện chưa tốt |
A. Đi xe đạp hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện với nhau B. Tự giác tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư C. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật D. Luôn đòi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân E. Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác, đồ rác không đúng nơi quy định G. Ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp H. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em I. Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ mọi người trong gia đình |
Bài tập 5. Hà là học sinh khá, ngoài giờ học ở trường, bạn thường tự học và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ.
Câu hỏi: Hà đã thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ nào của một người công dân?
=> Trả lời:
Hà đã thực hiền tốt quyền và nghĩa vụ học tập, lao động của công dân.
Bài tập 6. Tùng là con trai duy nhất trong một gia đình giàu có. Do mài chơi nên Tùng học kém, 12 tuổi mới hoàn thành chương trình Tiểu học. Không muốn tiếp tục học, Tùng ở nhà rong chơi. Bạn bè hỏi: "Sao bạn không đi học?" Tùng trả lời: "Học để làm gì! Tài sản của bố mẹ đủ để tớ sống thoải mái cả đời".
Câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Tùng?
2/ Theo em, Tùng cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh?
=> Trả lời:
1/ Theo em, suy nghĩ của Tùng là sai lệch và ỉ lại người khác.
2/ Theo em Tùng cần chấn chỉnh suy nghĩ không cần học hành mà sống nhờ vào tàu sản của bố mẹ. Tùng cần tiếp tục cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng đất nước.
Bài tập 7. Trung thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè. Thấy vậy, anh hàng xóm góp ý: “Các em nên đá bóng ở sân bóng, còn vỉa hè dành cho người đi bộ". Trung và các bạn nhao nhao phản đối: "Via hè là nơi công cộng, chúng em có quyền đá bóng ở đây. Pháp luật đã quy định trẻ em có quyền vui chơi giải trí".
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tinh với quan điểm của Trung và các bạn không? Vì sao?
2/ Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ làm gì?
=> Trả lời:
1/ Em không đồng tình với quan điểm của Trung và các bạn vì thể thao phải đúng chỗ, tức là phải được diễn ra hay thực hiện trong không gian cho phép như sân bóng,… có như vậy mới không gây ảnh hưởng đên sự vận hành các hoạt động khác và đảm bảo sự an toàn cho người chơi và người xung quanh.
2/ Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy vì sẽ ảnh hưởng đến tính chất của khu vực đó, làm mất mỹ quan đường phố, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, gây cản trở hoạt động lưu thông.
Bài tập 8. Anna có bố là người Việt Nam, mẹ là người Nga. Anna mang quốc tịch Nga như mẹ. Sinh nhật 20 tuổi, Anna cùng bố mẹ về Việt Nam thăm ông bà nội. Những ngày này, quê nội Anna đang nhộn nhịp chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đóng nhân dân. Bác tổ trưởng dân phố đến nhà ông bà nội Anna lập danh sách cử tri, nhìn thấy Anna bác nói: "Thế nào? Cháu gái có muốn tham gia bầu cử cùng mọi người không để bác ghi tên vào danh sách cử tri?".
Câu hỏi: Theo em Anna có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội không? Vì sao?
=> Trả lời: Theo em, Anna không có quyền tham gia bầu cử đại hiểu Hội đồng nhân dân ở quê vì Anna không có quốc tịch Việt Nam.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 2: Yêu thương con người
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 8: Tiết kiệm
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 5: Tự lập
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 4: Tôn trọng sự thật
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 6: Tự nhận thức bản thân
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 3: Siêng năng, kiên trì