[KNTT] Giải SBT GDCD bài 6: Tự nhận thức bản thân

  • 1 Đánh giá

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 6: Tự nhận thức bản thân sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn."

Bài tập 1. Đọc một số cách tự nhận thức bản thân dưới đây và trả lời câu hỏi.

1/ Ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ, hành động của bản thân mỗi ngày để rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh hành động, việc làm.

2/ Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để đặt ra những mục tiêu trong việc rèn luyện, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.

3/ Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về bạn.

4/ Khi giao tiếp với những người mà bạn cảm thấy thoải mái, hãy hỏi họ những nhận xét về thái độ và hành động của mình.

5/ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Câu hỏi:

1/ Em đã thực hiện được những cách nào? Nêu kết quả.

2/ Những cách nào em chưa thực hiện được? Vì sao?

=> Trả lời:

1. Em đã thực hiện được cách 1, 2, 5.

2. Em chưa thực hiện được cách 3,4 vì em còn e dè, không dám lắng nghe thẳng thắn ý kiến của người khác về mình.

Bài tập 2. Theo em, việc không tin tưởng vào bản thân, không cố gắng thực hiện mong muốn, ước mơ của bản thân sẽ có tác hại gì? Vì sao?

=> Trả lời:

Theo em, việc không tin tưởng vào bản thân, không cố gắng thực hiện mong muốn, ước mơ của bản thân sẽ làm cho con người tự xem thường chính mình, tự giới hạn chính mình trong một vòng an toàn. Tính tự ti sẽ làm nhụt ý chí, ngăn cản những bước tiến, và kìm hãm những tiềm năng thật sự của mỗi cá nhân. Trên con đường tiến tới thành công, sự tự ti chính là kẻ thù của con đường tiếc bước và chinh phục những thành công.

Bài tập 3. Theo em, việc quả tự tin vào bản thân sẽ dẫn tới hậu quả gi? Vi sao? Khi chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm học tập, Huy nói: "Thực ra mình không thông minh như các bạn nghĩ, thậm chí là còn chậm chạp. Vì hiểu rõ mình như vậy nên sau mỗi ngày đi học về, mình thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu. Có nhiều chỗ không hiểu, mình nhờ anh trai giảng giải rồi tự hoàn thành. Có lẽ vì thế mà thành tích học tập của mình cüng tiến bộ từng ngày".

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì từ lời chia sẻ của Huy?

2/ Từ chia sẻ của Huy, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Bài tập 5. Dù rất muốn cố gắng để học giỏi nhưng Nga luôn nghĩ rằng đó là điều rất khó khăn với minh bởi theo Nga, những người học giỏi là những người rất thông minh. Vì vậy, Nga có cố gắng mấy cũng không thế học giỏi được.

Câu hỏi:

1/ Nga suy nghĩ như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

2/ Nếu là bạn của Nga, em sẽ khuyên bạn điều gì?

Bài tập 6. Lan và Hoa thường có thói quen viết nhật kí. Hoa thường viết về những suy nghĩ mà không thể chia sẻ với ai trong cuộc sống, còn Lan thường viết ra một số câu hỏi cho chính mình như: Hôm nay học được gì? Hôm nay gặp được ai? Hôm nay làm được gì có ích? Hôm nay có gì đặc biệt xảy ra hay không? Hôm nay cảm thấy thế nào?

Câu hỏi: Em thích cách viết nhật kí của bạn nào? Vì sao?

=> Trả lời: Em thích cách viết nhật kí của Lan. Vì mỗi ngày bạn như ghi lại những điều đã trải qua để có thể vui vẻ hơn, tự tin hơn và lạc quan hơn vào ngày mới.

Bài tập 7. Em hãy sưu tấm và chia sẻ với các bạn về một tấm gương biết phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân. Em rút ra bài học gì từ tấm gương đó?

=> Trả lời:

  • Tấm gương phấn đấu, nỗ lực của Bác Hồ khi ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc: Bác ra đi với hai bàn tay trắng, phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống như phụ bếp, cào tuyết, viết báo…), tự mày mò học ngoại ngữ và trở về cứu dân tộc.

  • Tấm gương Bác Hồ rất tiêu biểu để em học hỏi tính tự lập và sáng tạo của Người.


  • 79 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021