[KNTT] Giải SBT GDCD bài 4: Tôn trọng sự thật
Giải SBT giáo dục công dân 6 bài 4: Tôn trọng sự thật sách "Kết nối tri thức ". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Bài tập 1. Trong cuộc tranh luận với bạn bè, em sẽ
A. bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
B. ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
C. không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
D. lắng nghe, phân tích để lựa chọn ý kiến đúng nhất.
=> Trả lời: Đáp án D
Bài tập 2. Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
B. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi.
C. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
D. Việc tôn trọng sự thật khiến cho các mối quan hệ trở nên xấu đi.
=> Trả lời: Em tán thành với ý kiến A, C, không tán thành với ý kiến B, C. Vì theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa trong cuộc sống: góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai; giúp con người tin tưởng; gắn kết với nhau hơn; làm cho tâm hồn thanh thản; và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Bài tập 3. Em chọn cách xử lí nào trong các trường hợp dưới đây?
a) Em thấy bạn trang điểm phấn son khi đi học, em sẽ
A. khuyên bạn không nên trang điểm vì không phù hợp với lứa tuổi.
B. không quan tâm vì đó là sở thích của mỗi người
C. khen bạn đẹp để bạn vui và yêu quý mình hơn.
D. nói với cô giáo việc này.
Em còn có cách xử lí nào khác?
b) Em thấy bạn sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, em sẽ
A. mách thầy, cô giáo
B. khuyên bạn không nên làm như vậy
C. bảo bạn cho xem cùng
D. kệ bạn vì đó không phải việc của mình.
Em còn có cách xử lí nào khác?
=> Trả lời:
a) Em chọn cách xử lí A. Ngoài ra em đưa ra thêm một số lí do như bố mẹ và cô giáo sẽ không thích điều này để khuyên bạn. Vì tuổi còn nhỏ nên việc trang điểm là không cần thiết.
b) Em chọn cách xử lí B. Em sẽ nói với bạn rằng làm như vậy là không công bằng với các bạn khác, khuyên bạn phải tự làm bài của mình thì mới phản ánh đúng thực lực.
Bài tập 4. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
1. Bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội
2. Bạn nhờ em làm chứng cho một điều không đúng sự thật.
3. Bạn nhờ em làm chứng cho một điều đúng sự thật nhưng người khác lại dọa em không được làm như vậy.
=> Trả lời:
1. Em sẽ khuyên bạn nên xóa tin đấy đi.
2. Em sẽ bác bỏ điều đó và từ chối làm chứng cho bạn.
3. Em vẫn sẽ nói ra sự thật rằng bạn em bị người khác bắt nạt.
Bài tập 5. Em hãy viết về việc tôn trọng sự thật của bản thân theo gợi ý: Em đã làm gì để tôn trọng sự thật? Có khi nào em chưa tôn trọng sự thật? Em suy nghĩ gì về điều đó?
=> Trả lời:
Em luôn học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Nhưng có một lần, vì mải xem chương trình TV yêu thích mà em quên mất chưa làm bài tập cô giao để ngày mai nộp lại chấm lấy điểm. Vì vậy sáng hôm sau em đã giả vờ bị ốm và xin mẹ cho nghỉ học. Cô giáo nghe tin liền sốt sắng gọi điện về hỏi thăm và dặn dò em nghỉ ngơi cẩn thận. Tuy vậy nhưng trong lòng em cảm thấy rất có lỗi với mẹ, với cô và tự hứa sẽ không bao giờ lặp lại lỗi lầm như vậy nữa.
Bài tập 6. Sưu tầm các câu chuyện về những tấm gương tôn trọng sự thật và rút ra bài học từ những tấm gương đó.
=> Trả lời:
Anh Trần Duy Tư (29 tuổi, trú tại xã Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An) là lơ xe khách chạy tuyến Hà Nội - Nghệ An trả lại 150 triệu đồng cho người mất. Sự việc như sau: Ngày13/11/2014, khi thu dọn ghế ngồi của khách đã xuống xe, anh Tư phát hiện một bọc tiền và đồ dùng cá nhân. Sau khi thông báo sự việc với tài xế, anh Tư lục tìm số điện thoại, biết được chủ nhân là anh Phạm Văn Hùng (35 tuổi, trú tại Nam Định). Anh Hùng chỉ là người đón xe ở Ninh Bình, và đã xuống ở Thanh Hóa. Tôi ở cùng làng và biết gia đình Tư vẫn còn nghèo. Thu nhập của Tư cũng chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng. Ấy vậy mà, Tư vẫn khẳng khái trả lại 150 triệu đồng và vui lòng chỉ nhận lời cảm ơn. Tôi biết chuyện này qua lời cháu ruột tôi kể trước khi đọc trên báo. Có lẽ chuyện của Tư đã tác động tích cực đến không ít người trẻ. Chỉ là một lơ xe nhưng Tư đã trở thành tấm gương cho nhiều người vì tính thật thà.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 4: Tôn trọng sự thật
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 8: Tiết kiệm
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 2: Yêu thương con người
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 3: Siêng năng, kiên trì
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 6: Tự nhận thức bản thân
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 5: Tự lập