[KNTT] Giải SBT GDCD bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Giải SBT giáo dục công dân 6 bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em sách "Kết nối tri thức ". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Bài tập 1. Quyền trẻ em là (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. tất cả những gì trẻ em mong muốn.
B. tất cả những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.
C. tất cả những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
D. trẻ em được tự do quyết định tất cả mọi việc theo sở thích của mình.
Bài tập 2. Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? (Đánh dấu X vào ô em chọn)
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành |
A. Trẻ em cần có quyền được sống còn vì trẻ em còn nhỏ, thể chất và tinh thần còn yếu nên dễ gặp phải các ngưuy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn | ||
B. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại | ||
C. Trẻ em còn nhỏ, sức khoẻ còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì | ||
D. Trẻ em có quyền được tiếp cận, tìm hiểu thông tin, được giao lưu kết bạn nên bố mẹ phải đồng ý cho trẻ sử dụng điện thoại, máy vi tính bất cứ khi nào trẻ em muốn | ||
E. Quyền trẻ em đảm bảo để trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu - nghèo |
=> Trả lời:
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành |
A. Trẻ em cần có quyền được sống còn vì trẻ em còn nhỏ, thể chất và tinh thần còn yếu nên dễ gặp phải các nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn | X | |
B. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại | X | |
C. Trẻ em còn nhỏ, sức khoẻ còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì | X | |
D. Trẻ em có quyền được tiếp cận, tìm hiểu thông tin, được giao lưu kết bạn nên bố mẹ phải đồng ý cho trẻ sử dụng điện thoại, máy vi tính bất cứ khi nào trẻ em muốn | X | |
E. Quyền trẻ em đảm bảo để trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu - nghèo | X |
Bài tập 3. Nga năm nay lên lớp 6 và có anh trai Đang học lớp 8. Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh mỗi khi ốm đau. Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đấy đủ chất dinh dưỡng. Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo mọi điều kiện để cả hai học tập. Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.
Câu hỏi: Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được để cập đến trong trường hợp trên.
=> Trả lời: Những quyền của trẻ em được để cập đến trong trường hợp trên:
Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất.
Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa.
Bài tập 4. Bố mẹ mua cho Quân rất nhiều sách tham khảo, Quân không thích đọc nên mang sách cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ tức giận và đã mắng Quân. Quân cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có quyền cho bạn sách, bố mẹ không được phản đối.
Câu hỏi:
1/ Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Nếu là Quân, em sẽ làm gì?
=> Trả lời:
1/ Theo em, Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là chưa đúng. Vì trẻ em vẫn thuộc quyền giáo dục của bố mẹ, nên việc bố mẹ không được phản đối là sai.
2/ Nếu là Quân, em sẽ đọc sách để hiểu biết thêm và nếu bạn có nhu cầu thì cho bạn mượn tham khảo.
Bài tập 5. Mạnh rất thích chơi điện tử nên hễ có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi. Phát hiện Mạnh thường chơi trò chơi điện tử bạo lực nên bố tức giận và cấm Mạnh không được phép chơi nữa. Mạnh cảm thấy ấm ức vì cho rằng chơi điện tử là một hình thức giải trí và là quyền của trẻ em nên bố không được cấm.
Câu hỏi:
1/ Theo em, Mạnh nghĩ như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn điều gì?
=> Trả lời:
1/ Theo em Mạnh nghĩ như vậy là chưa đúng. Vì chơi điện tử là quyền giải trí của trẻ em nhưng ở một giới hạn cho phép. Còn Mạnh đã lạm dụng, dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi và hơn nữa còn là những trò bạo lực, không tốt cho phát triển tinh thần của trẻ em.
2/ Nếu là bạn của Mạnh em sẽ khuyên bạn không nên chơi điện tử nhiều nữa. Thay vào đó sẽ ra ngoài chơi thẻ thao nhiều hơn, đọc sách, nghe nhạc, ...
Bài tập 6. Bản thân em đã được hưởng những quyền trẻ em nào? Hãy liệt kê các quyền đó vào bảng sau:
Nhóm quyên | Quyền em đã được hưởng |
Nhóm quyền được sống còn | |
Nhóm quyền được bảo vệ | |
Nhóm quyền được phát triển | |
Nhóm quyền được tham gia |
=> Trả lời:
Nhóm quyên | Quyền em đã được hưởng |
Nhóm quyền được sống còn | Quyền được sống, quyền có họ tên, quốc tịch, quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc |
Nhóm quyền được phát triển | Quyền được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh, Quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng, Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi |
Nhóm quyền được bảo vệ | Quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sức khỏe của trẻ |
Nhóm quyền được tham gia | Quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em, Quyền tự do bày tỏ ý kiến (kkhông trái pháp luật) |
Bài tập 7. Em hãy kể về một tấm gương thực hiện tốt quyền của trẻ em. Em học được điều gì từ tấm gương đó.
=> Trả lời:
Anh họ mình tên là Mạnh. Năm nay anh 14 tuổi, anh học lớp 8. Vì hoàn cảnh khó khăn nên anh luôn cố gắng làm việc phụ giúp bố mẹ. Buổi sáng anh dậy sớm chuẩn bị cơm nước cho bố mẹ đi làm. Đi học về anh lại ra ruộng hái rau cho mẹ đi chợ bán kiếm tiền nuôi anh em ăn học. Là con trai cả nên việc chăm sóc em gái cũng là anh lo. Bận rộn là thế nhưng việc học của anh chưa bao giờ lơ là. Anh đạt danh hiệu học sinh giỏi nhiều năm liền và thường được tham dự các cuộc thi cấp thành phố, cấp tỉnh. Thành tích xuất sắc của anh khiến rất nhiều người ngưỡng mộ. Em luôn lấy anh làm tấm gương sáng để noi theo.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 4: Tôn trọng sự thật
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 8: Tiết kiệm
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 2: Yêu thương con người
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 3: Siêng năng, kiên trì
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 6: Tự nhận thức bản thân
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 5: Tự lập