[KNTT] Giải SBT GDCD bài 3: Siêng năng, kiên trì
Giải SBT giáo dục công dân 6 bài 3: Siêng năng, kiên trì sách "Kết nối tri thức ". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Bài tập 1. Câu thành ngữ tục ngữ nào dưới đây nói về siêng năng, kiên trì?
A. Có công mài sắt, có ngày nên kim
B. Đói cho sạch, rách cho thơm
C. Thắt lưng buộc bụng
D. Liệu cơm gắm mắm
=> Trả lời: A
Bài tập 2. Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đâu? (Đánh dấu X vào ô em chọn)
=> Trả lời:
Bài tập 3. Bạn nào dưới đây chưa siêng năng, kiên trì? Giải thích vì sao.
A. Sáng nào Nam cũng dậy sớm để ôn bài.
B. Nghỉ hè, Minh đăng kí tham gia lớp học bơi của xã nhưng chẳng mấy khi đến tập vì thấy khó.
C. Mẹ giao nhiệm vụ phải rửa bát đĩa sau khi gia đình ăn cơm xong nhưng Vân chẳng mấy khi hoàn thành.
D. Hải chỉ làm việc nhà khi mẹ yêu cầu.
=> Trả lời:
Bạn Minh, Vân, Hải chưa siêng năng kiên trì vì không chịu hoàn thành công việc đáng ra mình nên làm.
Bài tập 4. Lâm luôn làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Chia sẻ với các bạn bí quyết của mình, Lâm cho biết: "Với những bài tập khó, mình ít khi suy nghĩ mà thường chép lời giải ở phần hướng dẫn."
Câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về cách học của Lâm? Cách học đó thể hiện bạn thiếu đức tính gì?
2. Nếu là bạn của Lâm, em sẽ khuyên bạn điều gì?
=> Trả lời:
1. Cách học của Lâm như vậy là đối phó. Điều đó thể hiện Lâm thiếu tính kiên trì, không chịu tìm ra đáp án.
2. Nếu là bạn của Lâm, em sẽ khuyên bạn nên cố gắng tự tìm cách giải thay vì chép đáp án.
Bài tập 5. Viết một đoạn văn kể về những khó khăn mà em gặp trong học tập và cách em đã vượt qua khó khăn đó.
=> Trả lời:
Em đã gặp khó khăn ở môn Toán. Những phép tính khiến em bị rối và không thể nào theo kịp tốc độ làm bài của các bạn. Mỗi lần nhìn thấy các con số em đều thấy rất buồn. Nhưng được mẹ động viên, em đã cố gắng kiên nhẫn ngồi lại, tỉ mỉ giải từng phép tính nhỏ rồi đến bài tập lớn. Dần dần em trở nên yêu thích bộ môn này. Em còn được cô giáo tuyên dương vì đã có cố gắng trong học tập. Em cảm thấy rất vui.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 8: Tiết kiệm
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 4: Tôn trọng sự thật
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 5: Tự lập
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 6: Tự nhận thức bản thân
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 2: Yêu thương con người
- [KNTT] Giải SBT GDCD bài 3: Siêng năng, kiên trì