Mẫu đơn xin nghỉ thai sản, đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản Đơn xin nghỉ thai sản

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản, đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Theo quy định chế độ nghỉ thai sản trước và sau khi sinh là 6 tháng, để đảm bảo đúng quy định trật tự quản lý công ty và nghỉ đúng tiến độ nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai phải viết đơn nghỉ thai sản, vậy viết đơn phải tiến hành như nào thì mời bạn đọc cùng tham khảo cách viết đơn nghỉ thai sản dưới đây nhé.

Theo như số liệu về dân số năm 2017 thì Việt Nam chúng ta đón khoảng 1.563.911 trẻ em được sinh ra. Với con số như vậy cũng tương đương hơn 500.000 bà mẹ mang thai vào năm này. Mỗi người mẹ lại làm những ngành nghề khác nhau, ở những vị trí công việc khác nhau nên khi mang thai có mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng được số tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng cũng có một số thai phụ vì tính chất công việc lúc đó không đảm bảo được số tháng đóng bảo hiểm luật định thì lại không được hưởng chế độ này.

Luật quy định thời gian nghỉ thai sản là 06 tháng, trước và sau khi sinh. Như vậy, để đảm bảo trật tự quản lý công ty và đi đúng tiến độ công việc thì trước khi nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai phải tiến hành viết đơn xin nghỉ thai sản hoặc đơn xin nghỉ hưởng chế độ thai sản. Vậy hai mẫu đơn này khác nhau chỗ nào, đối tượng nào được áp dụng trong từng trường hơn, cách trình bày đơn ra sao sẽ được giải đáp dưới bài viết sau đây:

1. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản

– Tải về: Đơn xin nghỉ thai sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày…tháng…năm…

ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN

Kính gửi:…

Tôi tên là:…

Ngày tháng năm sinh:…

Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…

Nơi cấp:…

Chức vụ:… Vị trí công tác…

Nơi đăng ký thường trú:..

Chỗ ở hiện tại:…

Hiện nay, tôi đang mang thai tại thai kì…Để đảm bảo được sức khỏe cho tôi và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nay. Nay tôi viết đơn này để mong ban giám đốc cho tôi nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.

Công việc của tôi đã được bàn giao cho… ở vị trí…

Thời gian xin nghỉ từ… đến…

Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.

Mong Ban giám đốc xem xét và chấp nhận yêu cầu này của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Mẫu đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản:

– Tải về: Đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày…tháng…năm…

ĐƠN XIN NGHỈ LÀM HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:…

Tôi tên là:…

Ngày tháng năm sinh:…

Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…

Nơi cấp:…

Chức vụ:… Vị trí công tác…

Nơi đăng ký thường trú:…

Chỗ ở hiện tại:…

Hiện tôi đang mang thai tại thai kì thứ…Để đảm bảo sức khỏe và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh con. Nay tôi viết đơn này để đề nghỉ nghỉ làm có hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Tôi đã đóng được…năm/tháng BHXH, trong đó đã đóng đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh (Hoặc đủ 3 tháng trước khi sinh trong trường hợp có giấy của cơ sở y tế có thẩm quyền).

Tôi đã bàn giao lại công việc cho … tại vị trí…

Thời gian sinh nghỉ từ…đến…

Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.

Mong Ban giám đốc và phòng nhân sự xem xét và hỗ trợ cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)

– Cách viết đơn xin nghỉ thai sản

Trước khi viết đơn xin nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:

– Tính số tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng được trong vòng một năm trước ngày dự tính sinh để xét mình có được hưởng chế độ thai sản hay không?

(Ví dụ: thai phụ dự tính sinh vào tháng 10/2019, thì kiểm tra từ 10/2018-10/2019 đóng được bao nhiêu tháng đóng bảo hiểm xã hội)

– Thông thường, phải đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngoại lệ, đóng đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh khi có yêu cầu dưỡng thai của bác sĩ, cơ quan y tế có thẩm quyền.

– Sau khi xem xét mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản thì viết đơn xin nghĩ thai sản báo cho cơ quan nơi mình làm việc. Nhìn chung, đơn xin nghỉ thai sản và đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hình thức giống nhau, cách viết thể hiện như sau:

+ Phần kính gửi: gửi cấp trên quản lý nơi mình làm việc;

+ Thông tin cá nhân: tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ nơi ở, vị trí, chức vụ bản thân đang phụ trách;

+ Trình bày về nguyện vọng xin nghỉ làm để đảm bảo sức khỏe và tinh thần trước khi sinh con.

+ Nếu được hưởng chế độ thai sản thì cần ghi rõ là đã đóng được bao nhiêu tháng, lưu ý cho phòng nhân sự biết trước để chuẩn bị hồ sơ cho người lao động;

+ Ký, ghi rõ họ và tên.

3. Vấn đề bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi nghỉ chế độ sai thản 6 tháng theo đúng quy định của “Bộ luật lao động 2019”. Sau đó, tôi đi làm thì được công ty bố trí một công việc khác với cùng mức lương như lúc tôi nghỉ thai sản. Vậy tôi muốn hỏi làm như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật lao đông quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi lao động nữ nghỉ thai sản quay trở lại làm việc theo đúng quy định như sau:

Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy, pháp luật quy định khi người lao động trở lại làm việc khi hết thời gian nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm việc làm cũ cho người lao động nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp việc làm cũ không còn nữa thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho lao động nữ với điều kiện đó là mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

4. Thời hạn nghỉ thai sản trước khi sinh:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang mang thai, tôi muốn hỏi trước khi sinh bao lâu thì được phép nghỉ?

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 157 BLLĐ quy định về việc nghỉ thai sản như sau:

“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng …. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Điều 28 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, theo các quy định trên thì thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

5. Lao động nghỉ thai sản, doanh nghiệp có phải trả lương?

Tóm tắt câu hỏi:

Doanh nghiệp của tôi có một trường hợp lao động bị thai 5 tháng chết lưu. Vậy trường hợp này người lao động đó có được hưởng chế độ thai sản không? Và phía doanh nghiệp của tôi có phải trả lương cho người lao động không ạ?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28, Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động nữ mang thai sẽ được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, trong trường hợp này người lao động có thai chết lưu tại doanh nghiệp của bạn đương nhiên được hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, theo quy định tại Điều 30, Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động nữ đó sẽ được nghỉ 40 ngày làm việc (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 35, Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản là 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 157, Bộ luật lao động 2019 thì khi người lao động nữ nghỉ thai sản thì người đó sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tức là người lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp trong thời gian nghỉ thai sản từ Quỹ Bảo hiểm xã hội mà phía doanh nghiệp của bạn không có nghĩa vụ trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ thai sản.

6. Giảm lương của lao động sau khi nghỉ thai sản đúng không?

Tóm tắt câu hỏi:

Mình nghỉ thai sản và quay trở lại làm vào tháng 11/2016. Tuy nhiên đến tháng 1 năm 2017, do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống (kể cả giám đốc). Nhưng mình có người bạn nói lại là trong luật lao động có quy định không được giảm lương của người vừa quay trở lại làm sau khi nghỉ sinh. Mà ít nhất phải sau 1 năm. Điều này có đúng không ạ? Mình cảm ơn!

Trả lời:

– Trường hợp công ty bạn lấy lý do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống phải tiến hành phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Tại Điều 35 Bộ luật lao động quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới”.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

– Điều 158 Bộ luật lao động quy định về bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản như sau:

“Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản”.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, công ty vẫn được giảm lương nếu như được sự đồng ý của bạn cũng như nhân viên trong công ty. Trường hợp đối với lao động nữ nghỉ thai sản sau khi trở lại công ty làm việc, trong trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy Khoahoc đã chia sẻ xong Mẫu đơn xin nghỉ thai sản, đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản. Ngoài việc tham khảo mẫu đơn xin nghỉ thai sản trên đây bạn đọc có thể tham khảo thêm cái tài liệu liên quan đến giáo viên hoặc các lớp học từ lớp 1 đến lớp 12 đều có tại Khoahoc.com.vn.