Những lỗi thường gặp và kinh nghiệm để bài thi môn Ngữ Văn đạt điểm cao
Khi ra khỏi phòng thi môn Ngữ Văn, chúng ta thường chỉ quan tâm là "Viết được mấy trang?". Tuy nhiên mức điểm của bài thi không chỉ phụ thuộc vào số trang giấy thi các bạn đã làm, mà còn phụ thuộc vào nội dung trình bày, cách trả lời câu hỏi, cách phân chia thời gian cho từng câu... Đó cũng chính là những lỗi thường gặp trong bài thi của thí sinh.
1. Lạc đề
- Việc lạc đề có nhiều nguyên nhân mà trước hết là do không đọc kỹ đề trước khi làm bài. Trong quá trình học còn chưa chủ động về mặt kiến thức, tình trạng học tủ, học lệch và máy móc, rập khuôn trong quá trình làm bài. Mặt khác có thể do câu hỏi mang tính chất đánh lừa tư duy nhưng thí sinh không nhận ra và dẫn đến làm sai.
Ví dụ đề yêu cầu phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, đáng lẽ thí sinh phải chọn những cảnh huống, giai đoạn thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị như: trong đêm tình mùa xuân, khi cởi trói cho A Phủ thì lại sa vào phân tích từ đầu đến cuối tác phẩm, thậm chí một số em lại đi vào phân tích nhân vật A Phủ.
==> Cách khắc phục: Khi nhận đề thi, chúng ta hãy làm ngay một thao tác nhanh đó là dùng bút gạch chân những cụm từ chính trong câu hỏi để xác định đúng trọng tâm câu hỏi. Đồng thời sẽ không bị thiếu nội dung câu hỏi
2. Không lập dàn bài môn Văn
- Các bạn thường có suy nghĩ “môn Văn không cần nháp”, chính vì vậy khi đọc đề và làm luôn vào giấy thi khiến chúng ta phải gạch xóa hoặc câu văn diễn đạt lủng củng, ý cần viết trước lại được đẩy ra phía sau làm cho bài văn không mạc lạc, rõ ràng. Đặc biệt với câu nghị luận văn học (chiếm 5 điểm) có nhiều ý nhỏ sẽ khiến chúng ta sót ý hoặc thiếu ý. Nhiều thí sinh thường xin lại giấy để chép lại hoặc làm lại bài thi sẽ mất rất nhiều thời gian.
==> Cách khắc phục: Sau khi phát đề, hãy dành 10 – 15 phút phác thảo nhanh chóng các ý cần làm cho 3 câu hỏi. Hãy nhớ, chỉ khi bắt đầu vào phòng thi là chúng ta có trí nhớ minh mẫn nhất thôi.
3. Không phân chia thời gian hợp lí cho các câu hỏi
Với cấu trúc đề thi mới năm 2017, sẽ có 3 câu hỏi với mức điểm là 3 – 2 – 5. Nhiều bạn vào phòng thi thường có tâm lí “môn Văn chỉ cần viết dài là được” nhưng kể cả bạn viết dài mà thiếu ý hoặc nội dung rườm rà, không đúng trọng tâm thì điểm môn Ngữ Văn vẫn sẽ “lẹt đẹt”. Đặc biệt, thường khi gặp một “câu tủ”, các bạn sẽ hăng say viết bài mà quên đi những câu hỏi khác.
==> Cách khắc phục: Chúng ta cần phân chia thời gian sao cho hợp lí, với 120 phút cho bài thi môn Văn cần làm nhanh chóng câu Đọc – Hiểu và câu Nghị luận xã hội. Hãy dành nhiều thời gian cho câu Nghị luận văn học chiếm đến ½ số điểm của bài thi nhé.
- Với câu Đọc – Hiểu: năm nay khi thang điểm vẫn giữ nguyên mà giảm xuống 4 câu thì ở các câu hỏi này sẽ có yêu cầu cao hơn, đòi hỏi nhiều ý trả lời hơn. Nếu HS chỉ trả lời qua quýt hoặc theo cách chung chung mà không biết phân tích thành các ý nhỏ để trả lời cho rõ ràng thì sẽ dễ mất điểm.
- Với câu Nghị luận xã hội: giới hạn bài viết cho khoảng 200 từ (chúng ta viết lên 250 từ vẫn được) tương ứng với khoảng 20 dòng. Các bạn cần vạch ý và triển khai ý ngắn gọn nhưng cần đảm bảo những nội dung của
4. Một số kinh nghiệm khi làm bài thi
A. PHẦN ĐỌC HIỂU:
- Hỏi gì đáp nấy, ngắn gọn, rõ ràng, có thể gạch đầu dòng, không dẫn dắt dài dòng, vòng vo.
- Làm tối đa trong 30 phút.
B. PHẦN LÀM VĂN: 3 bước
1. Phân tích đề & lập dàn ý: 10 phút - không được bỏ qua
2. Viết bài:
- Mở bài và kết bài:
+ Diễn đạt ngắn gọn, nội dung chính xác, lời văn hấp dẫn
+ Mở bài và kết bài phải hô ứng với nhau. MB đặt vấn đề, KB khẳng định, mở rộng, nâng cao vấn đề.
+ Có thể mở bài trực tiếp, gián tiếp: đề tài, chủ đề, 1 nhận định,... nhưng ko dài dòng, lan man, xa đề,…
- Thân bài:
+ Nhiệm vụ: giải quyết vấn đề đã nêu ra ở mở bài bằng các luận điểm, luận cứ, luận chứng chính xác, cụ thể, logic, chặt chẽ, phù hợp.
+ Triển khai nội dung từ khái quát đến cụ thể; mỗi luận điểm có thể triển khai bằng nhiều đoạn văn, chú ý sự liên kết đoạn.
+ Có thể viết đoạn văn theo các kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành,… [tốt nhất là viết đoạn diễn dịch].
+ Chú ý chính tả, ngữ pháp.
3. Sửa bài: 10 phút
- Sau khi viết phải đọc rà soát lỗi và sửa lỗi, hoàn thiện bài.
Lưu ý: Chữ viết to, sạch, rõ ràng, hạn chế tối đa việc gạch, xóa trong bài thi.
Với những kinh nghiệm trên sẽ giúp các em phần nào trong việc định hình cần làm những gì trong phòng khi. Để đạt hiệu quả tốt hơn, các em cần cố gắng dành thời gian ít nhất mỗi tuần 1-2 buổi ngồi luyện viết bài, sau đó có thể so sánh với đáp án tin tưởng từ các trường trong bộ đề tham khảo đề thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn. Chúc các bạn có một kì thi tốt và đạt kết quả cao
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P3)
- Giải bài 5 vật lí 12: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P4)
- Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 24
- Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Toán Trần Phú - Vĩnh Phúc (lần 2) Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 - có đáp án
- Sơ đồ tư duy bài 21 Lịch sử 12: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 21
- Lời giải bài số 5 chuyên đề về xác định công thức của hợp chất vô cơ và hữu cơ
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P3)
- Lời giải bài số 3 chuyên đề kim loại, oxit kim loại, bazơ, muối tác dụng với axit không có tính oxi hóa (HCl, H2SO4 loãng )