Nội dung chính bài dung chính bài Lập dàn ý bài văn tự sự
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Lập dàn ý bài văn tự sự". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Lập dàn ý bài văn tự sự là nếu rõ nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
- Dàn ý chung:
- Mở bài: giới thiệu câu chuyện về hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,..).
- Thân bài: Những sự việc chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện ( có thể nêu cảm nghĩ nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).
- Cách lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp sự việc chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
B. Nội dung chính cụ thể
I- Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện cơ bản cho truyện
Phải có suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật chính – phụ
Lên ý tưởng các sự việc chính, sự việc mở đầu và kết thúc ra sao, đặc biệt để tạo điểm nhấn và sự liên kết mạch lạc cho truyện.
Sắp xếp lại các sự việc, lập dàn ý cơ bản cho truyện trước khi viết chi tiết.
Ví dụ:
Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề ở vùng núi Tây Nguyên.
Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.
Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng
Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu là hình ảnh cây Xà Nu và kết thúc cũng bằng hình ảnh cây xà nu.
Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.
Chi tiết đặc biệt: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh vợ con bị đánh chết ngay trước mặt anh.
II- Lập dàn ý
Cách lập dàn ý cơ bản cho một bài văn tự sự:
- Trước khi lập dàn ý, chúng ta cần lên ý tưởng cho câu chuyện và đưa ra đề tài, hình thành cốt truyện cơ bản.
- Bài viết cần có được các nhân vật chính, nhân vật phụ.
- Từ đề tài và ý tưởng đã lên, người viết cần tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết cho các sự việc chính.
- Lựa chọn trình tự diễn biến của câu chuyện. Tìm kiếm các chi tiết nhỏ: các không gian của câu chuyện, quan hệ và sự liên kết, trạng thái của nhân vật.
- Sắp xếp các chi tiết đã có vào một dàn ý chi tiết cho bài viết.
Ví dụ:
Dàn ý chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.
- Mở bài:
Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về
Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi
Nhưng dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt
- Thân bài:
Khi hỏi chuyện chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.
Chiến sĩ bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.
Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng với đông đảo bà con xung quanh.
Ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo.
- Kết bài:
Chị Dậu xúc động và vui mừng khi được đoàn tụ cùng gia đình.
Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao
- Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh khi diễn ra sự việc
- Các dạng bài văn viết về chủ đề: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Tóm tắt các giá trị của văn học dân gian
- Các nhà thơ thời Đường rất trân trọng tình bạn. Anh (chị) hãy suy ngẫm về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.
- Chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”.
- Nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Nội dung chính bài Ra-ma buộc tội
- Nội dung chính bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
- Nội dung chính bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Soạn văn bài: Tam đại con gà