Nội dung chính bài Luyện tập viết tiếu sử tóm tắt
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân
- Tiểu sử tóm tắt giúp: giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
1. Mục đích
- Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân
- Tiểu sử tóm tắt giúp: giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
2. Yêu cầu
- Tiểu sử tóm tắt phải có thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới: cụ thể, chính xác số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật của người được giới thiệu trong lĩnh vực hoạt động đang được quan tâm
- Nội dung và độ dài: phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
- Văn phong bản tiểu sử tóm tắt cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
- Chọn tài liệu để viết tiểu sử: Bản tóm lược cần chính xác, chân thực, ngắn gọn.
- Viết tiểu sử tóm tắt:
Tiểu sử bài tiểu luận thường có các phần:
- Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn,...) của người được giới thiệu.
- Hoạt động xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người,...
- Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu
- Đánh giá chung
Ví dụ: Tình huống: Chi đoàn anh (chị) sẽ giới thiệu một đoàn viên ưu tú.
- Xác định mục đích và yêu cầu:
- Mục đích: Giới thiệu một đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào ban chấp hành Hội liên hiệp thanh niên của tỉnh (thành phố).
- Yêu cầu:
- Phải khách quan chính xác
- Thành tích, đóng góp của đoàn viên phải cụ thể về thời gian, số liệu
- Bản tiểu sử ngắn gọn
- Văn phong: trong sáng, cô đọng không sử dụng những yếu tố biểu cảm, phép tu
- Xác định nội dung trình bày trong bản tiểu sử tóm tắt
- Giới thiệu: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, học vấn, trình độ chính trị, nơi sinh sống và công tác.
- Giới thiệu mối quan hệ của đối tượng đối với mọi người.
- Những đóng góp, thành tích của đối tượng.
- Đánh giá chung: Năng lực công tác, khả năng phát huy tốt ở công tác Đoàn, của đối tượng.
Xem thêm bài viết khác
- Trong bài thơ, hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh
- Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?
- Nghị luận về: Làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp
- Bài thơ gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin và về tình yêu
- Nội dung chính bài Tôi yêu em
- Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai?
- Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì
- Nội dung chính bài Tiểu sử tóm tắt Soạn bài Tóm tắt tiểu sử trang 53 Văn 11
- Vì sao câu thơ cuối "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài "Lầu Hoàng Hạc" của Thôi Hiệu
- Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống ở câu của cột A để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc
- Cách cảm nhận không gian và thời gian của bài thơ có gì đáng chú ý
- Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu