Nội dung chính bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn ái Quốc (1890-1969) Quê Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Người là một nhà yêu nước, một lãnh tụ vĩ đại đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới. Đây còn là bút danh của
- Tác phẩm: được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.
2. Phân tích văn bản
a. Tìm hiểu tóm tắt nội dung tác phẩm và ý nghĩa nhan đề
- Nội dung: Khắc hoạ hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam.
- Nhan đề của truyện: Những trò lố: Những trò hề nhảm nhí, tồi tệ, kệch cỡm mà người làm trò diễn, càng diễn càng bộc lộ sự vô duyên, tức cười.Nhan đề truyện muốn hé cho người đọc đây là những trò lố cuối cùng, hấp dẫn nhất mà Va-ren kiêm luôn các công việc: biên kịch, đạo diễn và diễn viên chính.
b. Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu
- Hoàn cảnh tác động: Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương tác động
- Lời hứa: chăm sóc vụ Phan Bội Châu.=> Đây là một lời hứa mập mờ, chứa đựng sự hài hước, lố bịch
- Thực chất của lời hứa: chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
- Lời bình của tác giả: liệu quan Toàn quyền Pháp Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao=> cho thấy thái độ mỉa mai, giễu cợt của tác giả
c. Cuộc gặp gỡ giữa Va - ren và Phan Bội Châu
* Va-ren:
- Con người phản bội, tên chính khách bị đuổi, kẻ ruồng bỏ qua khứ … kẻ phản bội nhục nhã
- Mặc cả, phỉnh nịnh, thuyết phục, dụ dỗ, mua chuộc để Phan Bội Châu đầu hàng, phản bội.
- Đưa ra những tấm gương về sự phản bội trong đó có mình.
=>Vạch trần bộ mặt của một kẻ đê hèn, phản bội trơ trẽn qua
* Phan Bội Châu:
- Người đồng bào tôn kính, bậc anh hùng, đấng xả thân, vị thiên sứ
- Mặc cả, phỉnh nịnh, thuyết phục, dụ dỗ người chiễn sĩ cách mạng đầu hàng, phản lại lí tưởng chiến đấu suốt đời của mình
Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu:
- Varen: lời lẽ có tính chất độc thoại, vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm 1 cách trắng trợn, lố bịch, trơ trẽn, vô liêm sỉ
- Phan Bội Châu: Im lặng, dửng dưng, phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt => Thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường
d. Thái độ của Phan Bội Châu
- Im lặng, dửng dưng trước những lời nói của Va-ren
- Đôi ngọn râu mép nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay và điều này chỉ diễn ra một lần
- Mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruối lướt qua
=> Thái độ ngạc nhiên, coi thường và nhân cách cứng cỏi, bản lính, không chịu khuất phục của người tù
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu
- Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách "nửa chính thức", tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Tiếp theo Người lại viết: "giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa...". Viết như thế, Người đã ngầm cho độc giả (nhân dân Việt Nam) nhận rõ bộ mặt thật của những tên quan thực dân
- Thực chất lời hứa của Va – ren là một lời dối trá , lật lọng, lừa phỉnh, là một trò lố tác giả vạch ra bộ mặt lừa bịp, xảo trá của kẻ phản bội nhục nhã Va – ren.
2. Cuộc gặp gỡ giữa Va - ren và Phan Bội Châu
Va-ren:
- Va-ren là tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình
- Hắn còn là một kẻ trơ trẽn, lố bịch, là kẻ cầm quyền thực dân Pháp tôn thờ sự phản bội, lấy sự phản bội làm chuẩn mực để ngợi ca những nhân cách xấu xa. Càng đáng cười, đáng khinh hơn khi những lời ấy lại được thốt ra 1 cách trơn tru, pha cả sự kiêu hãnh, tin tưởng và tự hào.
=> Va – ren là hiện thân của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương – những kẻ đại diện cho lực lượng phi nghĩa: miệng leo lẻo ca ngợi tự do – bình đẳng – bác ái nhưng bản chất đê tiện, bỉ ổi, xảo trá, bịp bợm, đàn áp, bóc lột dã man.
Phan Bội Châu:
- Phan Bội Châu là bậc anh hùng vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng vì tìm đường cứu nước, cứu dân, cụ Phan bị bọn thực dân kết án “tử hình vắng mặt”, đang bị đeo gông và chờ ngày lên máy chém.
- Ông là một người đáng kính, đáng khâm phục tương phản hoàn toàn với tên toàn quyền Đông Dương bỉ ổi, hèn hạ.
- Phan Bội Châu: tiêu biểu cho khí phách anh hùng của dân tộc Việt nam trước mọi mưu mô thâm độc của kẻ thù.
Cuộc đối thoại:
- Va-ren đối thoại đơn phương, gần như là độc thoại, tự nói với mình (Phan Bội Châu không hề nói lại) từ đó bộc lộ rõ ràng động cơ, tính cách của một kẻ tiểu nhân bất đắc dĩ: vừa vuốt ve, dụ dỗ, vừa bịp bợm một cách trắng trợn, vô liêm sỉ, với cái tự tin làm chủ tình huống của một kẻ xảo quyệt, phản bội, trâng tráo, nhục nhã.
- "Cứ xét binh tình thì đó chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va – ren cũng như Va – ren không hiểu Phan Bội Châu ": cả hai không hiểu nhau vì 2 người ở 2 thái cực, 2 kẻ thù không đội trời chung, 2 tính cách, 2 lí tưởng sống đối lập nhau đến cực độ như cái thiện với cái ác, như ánh sáng với bóng tối ; như cái tốt với cái xấu; chính nghĩa và phi nghĩa g họ không hiểu nhau là lẽ đương nhiên.
- Nhưng tất cả mọi lời lẽ hoa mĩ, ngọt ngào , lên bổng xuống trầm, tỏ vẻ đầy thiện chí của Va – ren đối với Phan Bội Châu chẳng khác nào “ nước đổ lá khoai”, thật là vô nghĩa. Và sự im lặng, dửng dưng không hề nói 1 câu đã khiến cho Va – ren cứ mỗi lần nói ra lại phải gọi: "Ô, ông nghe ông Phan Bội Châu này !", " Ông hãy nhìn tôi này, ông Phan Bội Châu" thể hiện thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu
3. Thái độ của Phan Bội Châu
- Tác giả cho rằng sự dửng dưng, im lặng, của Phan Bội Châu là do Phan Bội Châu là một người cộng sản nên không thể chấp nhận, không thể hiểu nổi những lời lẽ, luận điệu của bọn thực dân giả dối. Qua đó khẳng định thêm tính cách của Phan Bội Châu.
Đoạn kết tác giả tiếp tục nâng cao tính cách và thái độ của Phan Bội Châu:
- Lời quả quyết thứ 1: nhấn mạnh hơn thái độ: khinh bỉ, sự im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu.
- Lời quả quyết thứ 2 là hành động chống trả quyết liệt: nhổ vào mặt kẻ thù. Như vậy với kẻ thù phải có nhiều cách tỏ thái độ. Chỉ im lặng, dửng dưng thôi chưa đủ mà phải nhổ vào mặt chúng g thái độ khinh bỉ tột cùng,không khuất phục trước kẻ thù.
4. Tổng kết
- Nội dung- Ý nghĩa:
- Đả kích viên toàn quyền Va-ren với các hành động lố bịch của y.
- Ca ngợi nhân cách cao quý của nhà yêu nước Phan Bội Châu
- Nghệ thuật:
- Giọng văn sắc sao, hóm hỉnh, khả năng hư cấu, tưởng tượng.
- Nghệ thuật đối lập, tương phản để khắc hoạ nhân vật và làm nổi chủ đề của tác phẩm
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
- Cho hai đề văn. Em sẽ làm các bước như thế nào? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?
- Nội dung chính bài Sống chết mặc bay
- Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
- Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho câu tục ngữ: “Đi một ngày đằng, học một sàng khôn” Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích
- Nội dung chính bài: Ôn tập văn nghị luận
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
- Soạn văn 7 bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Trang 121 sgk
- Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm “Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ý nghĩa văn chương
- Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn