Nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ chính luận
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Phong cách ngôn ngữ chính luận ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Văn bản chính luận thời xưa viết theo kiểu: hịch, cáo, sách, chiếu,,..Văn bản chính luận hiện đại bao gồm: các cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn,...
- Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện, thời sự.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Tìm hiểu văn bản chính luận
- Văn bản chính luận thời xưa viết theo kiểu: hịch, cáo, sách, chiếu. Văn bản chính luận hiện đại bao gồm: các cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn,...
Ví dụ: Trong văn bản "Tuyên ngôn độc lập" ta thấy:
- Thể loại của văn bản là: tuyên ngôn
- Mục đích viết văn bản: trình bày quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam nhân ngày khai sinh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Thái độ và quan điểm của người viết: khẳng khái, quyết liệt khẳng định chắc chắn nền độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Trong đoạn văn c "Việt Nam đi tới" ta thấy:
- Thể loại của bài viết: xã luận
- Mục đích viết văn bản: Bài viết chào mừng nhân dịp năm mới tới.
- Thái độ, quan điểm của người viết: Hân hoan, rạo rực, khí thế đón mừng năm mới.
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
- Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện, thời sự,....nhằm trình bày, đánh giá, bình luận các sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.
Ví dụ: Trong đoạn văn"Cao trào chống Nhật, cứu nước" ta thấy:
- Thể loại văn bản: bài bình luận thời sự
- Mục đích viết văn bản: Cho người đọc thấy được thành công của cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân ta, ca ngợi chiến công vẻ vang đó. Đồng thời cho thấy tinh thần rệu rã của quân Nhật, kêu gọi nhân dân ta kháng chiến. Qua đó thể hiện thái độ, quan điểm của người viết: Ca ngợi, tự hào.
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày quan điểm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai
- Đề 5 bài viết số 6 văn lớp 11 trang 35 sgk: xanh sạch đẹp...
- Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài Chiều tối, Lai tân của Hồ Chí Minh, Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu? Câu 5 trang 116 sgk Ngữ văn 11 tập 2
- Ôn tập kiến tiếng Việt trong ngữ văn 11 kì 2
- Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao
- Nhà thơ Huy Cận đã từng viết: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm.” Em hãy làm rõ điều này thông qua việc phân tích tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận.
- Soạn văn 11 bài: Đây thôn vĩ dạ trang 38 sgk
- Anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài nghị luận bác bỏ quan niệm cho rằng:"Thanh niên, học sinh thời nay...tuổi trẻ hội nhập" Câu 3 Trang 32 sgk ngữ văn 11 tập 2
- Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về điều gì?
- Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? Câu 5 trang 104 sgk Ngữ Văn 11 tập 2
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của Đây thôn Vĩ Dạ
- Nội dung chính bài tóm tắt văn bản nghị luận