Nội dung chính bài: Thành ngữ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Thành ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường qua số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh...
- Chức năng ngữ pháp: thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là thành ngữ
- “Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường qua số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh...
VD: Lên thác xuống ghềnh, bảy nổi ba chìm. tắt lửa tối đèn, chân cứng đá mềm, mẹ tròn con vuông.....
2. Sử dụng thành ngữ
- Chức năng ngữ pháp: thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
- VD: Hàng xóm láng giềng luôn tắt lửa tối đèn có nhau.( Thành ngữ ở vị trí trong: Vị ngữ)
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
- VD1: Ếch ngồi đáy giếng: Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời để chỉ những người hiểu biết nông cạn, không ra ngoài học hỏi, chỉ biết dừng chân ở một chỗ. Từ đó cũng phê phán những người không có kiến thức luôn cho mình là trung tâm và có hiểu biết; chỉ bó buộc mình trong một không gian nhỏ hẹp, không chịu bước ra thế giới bên ngoài để khám phá những điều mới mẻ.
- VD2: Gieo gió gặt bão: Mượn hình ảnh gió và bão để chỉ những người luôn làm điều ác, điều xấu thì sau này sẽ gặp báo ứng, hậu quả, gặp những điều không may mắn thậm chí phải trả giá cực đắt cho những gì mình đã gây ra với người khác.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Rằm tháng giêng
- Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?
- Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập: núi, ham, xinh, mặt, học, tươi
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sài Gòn tôi yêu
- Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó.
- Nội dung chính bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
- Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
- Suy nghĩ của em về hình ảnh mẹ qua bài Mẹ tôi
- Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
- Kể lại nội dung bài "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm
- Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
- Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En- ri- cô? Qua đó, em hiểu mẹ của En- ri- cô là người như thế nào?