Phân biệt phong tục và hủ tục Ôn tập GDCD 9

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Phân biệt phong tục và hủ tục

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi lời giải chi tiết cho câu hỏi Phân biệt phong tục và hủ tục trong bài viết dưới đây nhằm học tốt môn Công dân 9.

Câu hỏi: Phân biệt phong tục và hủ tục?

Trả lời:

- Phong tục là thói quen, là nề nếp được được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, từ hoạt động đời sống của con người và truyền từ đời này sang đời khác được xã hội công nhân. Phong tục được gọi là bắt buộc như nghi thức, nghi lễ thì cũng khác với các hoạt động thường ngày thường xuyên của chúng ta.

- Hủ tục là những thói quen, nghi thức cổ về những điều linh thiêng nhưng có thể dẫn đến những việc làm không tốt khiến xã hội lên án.

Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội

Phong tục mang lại nhiều ý nghĩa đối với đời sống xã hội và đối với chế độ quản lý của Nhà nước:

- Phong tục làm cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng, phong tục giúp chúng ta phân biệt được cộng đồng này, dân tộc này, nước này khác với cộng đồng khác, dân tộc khác, nước khác. Sống đúng với phong tục của nước mình, dân tộc mình mới là sống đúng với truyền thống. Phong tục Việt Nam nói chung và các phong tục của dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng là một đề tài vô tận, bởi nước ta có 54 dân tộc với rất nhiều phong tục, nghi lễ văn hóa khác nhau. Có thể nói, phong tục là nét đặc trưng của một quốc gia, một dân tộc, thậm chí là một làng, một xã, một thôn, một gia đình,…

- Việc duy trì các nếp sống để trở thành phong tục là một điều mang ý nghĩa cả về mặt ý thức lẫn tâm linh. Đối với một số phong tục như lì xì đầu năm, xin chữ hay chúc tế, phong tục thờ cúng gia tiên, phong tục “Lễ ba ngày”, phong tục an táng người chết, phong tục về cưới hỏi,… tất cả đều là niềm tin của người dân dành cho những tín ngưỡng, những lưu truyền của cha ông ta từ ngàn đời cho đến nay. Đồng thời, việc duy trì những phong tục thường niên này tạo niềm tin cho những người thực hiện rằng sẽ có được những điều tốt lành, sẽ được ông bà trên cao ủng hộ, được mọi người yêu mến và học hỏi, từ đó, tạo nên một niềm tin nội tâm mãnh liệt, tạo thành động lực cho từng người luôn tin vào những điều tốt đẹp, luôn tin vào cuộc sống, có ý chí vươn lên, không bao giờ từ bỏ và cũng không để bản thân vướng vào những điều đen tối.

Phong tục Việt Nam nói chung và các phong tục của dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng là một đề tài vô tận, bởi nước ta có 54 dân tộc với rất nhiều phong tục, nghi lễ văn hóa khác nhau. Trong bài viết này KhoaHoc sẽ giúp bạn hiểu rõ phong tục là gì, hủ tục là gì, phân biệt phong tục và hủ tục,... nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập môn GDCD lớp 9.

Chủ đề liên quan