Soạn bài: Em bé thông minh
Truyện cổ tích Em bé thông minh đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hòn nhiên trong đời sống hàng ngày. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái ăm...) từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày
- Em bé trong truyện đã trải qua bốn lần thử thách càng ngày càng khó với nhiều tình huống khác nhau. Lần thử thách thứ nhất, em bé đã thế hiện được khả năng phản ứng nhanh nhạy của mình để hạ được viên quan. Lần thử thách thứ hai, đề nhà vua phải công nhận “thằng bé thông minh lỗi lạc”, em phải “tương kế tựu kế”, lừa vua vào bẫy “gậy ông đập lưng ông”. Lần thử thách thứ ba, em bé chứng tỏ sự thông minh, nhanh trí của mình trước nhà vua cũng bằng miếng võ dân gian “tương kế tựu kế”, “gậy ông đập lưng ông”. Lần thử thách thứ tư, tài trí của em được khẳng định không chi ở phạm vi trong nước (thử thách với sứ thần ngoại quốc); thử thách lần này không chi khẳng định tài trí của em mà còn đế giừ thế diện cho một dân tộc, thanh danh cho đất nước.
- Thông qua câu chuyện, đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, những kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống lao động sản xuất. Thông qua những tình huống vui vẻ, thú vị đã tạo nên tiếng cười và sức hấp dẫn cho truyện.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 6) Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này?
Câu 2: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 6) Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
Câu 3: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 6) Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
Câu 4: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 6) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật em bé thông minh trong truyện ngắn cùng tên
Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài Em bé thông minh
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lòng yêu nước
- Soạn bài: Thánh Gióng
- Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì?
- Hãy ghi những câu dưới đây vào vở và đặt dấu phẩy thích hợp
- Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
- Soạn bài: Nhân hóa
- Soạn bài: Thầy bói xem voi
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt câu chuyện đó
- Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sự tích Hồ Gươm
- Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng