Soạn bài Những ngôi sao xa xôi: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Những ngôi sao xa xôi
2. Tìm hiểu văn bản
a) Xác định bố cục truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
……………….
d) Phân tích những nét chung và nét riêng của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
3. Tìm hiểu về biên bản
Đọc hai biên bản và trả lời câu hỏi
( Xem trong sách giáo khoa)
(1) Biên bản ghi lại sự việc gì?
…………………….
(5) Theo em, văn phong của biên bản cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a, Bố cục truyện ngắn
·
Phần 1 (từ đầu cho đến “ngôi sao trên mũ”): Phương Định kể về cuộc sống của mình cùng các đồng đội
- Phần 2 (tiếp đến “chị Thao bảo”): Nho bị thương, Phương Định cùng chị Thao lo lắng và chăm sóc.
- Phần 3 (phần còn lại): Sau giờ phút hiểm nguy, hai chị em ngồi hát, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.
b, Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được trần thuật từ ngôi kể thứ nhất (Phương Định).
Cách lựa chọn ngôi kể này có tác dụng:
- Tạo điểm nhìn phù hợp, để cho nhân vật là người trong cuộc kể lại thì câu chuyện sẽ thật hơn, cụ thể và sinh động hơn, tạo cho người đọc cảm giác tin vào câu chuyện hơn.
- Khắc họa thế giới nội tâm, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực, giàu sức thuyết phục.
c,
- Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu truyện.
Ở phần đầu truyện, cô tự quan sát và đánh giá về mình rằng: “Tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày…cái nhìn sao mà xa xăm…” Khi các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm cô, cô cảm thấy vui và tự hào…. Cô chỉ thích ngăm mình trong gương và làm điệu …”-> Đó là những nét tâm lí rất tự nhiên và phù hợp với nhân vật bởi Phương Định chỉ vừa mới bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư.
- Tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom ở cuối truyện: được miêu tả hết sức chi tiết và chân thực. Khi đến gần quả bom cô cũng sợ nhưng “cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”, lòng dũng cảm, lòng tự trọng trong cô được kích thích nên cô “không sợ nữa”. Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn Cô cố gắng chạy đua với thời gian. Khi chạy tới chỗ ẩn nấp, cô hồi hộp, lo lắng chờ đợi. Khi bom nổ, dù ngực đau nhói, “mắt cay mãi mới mở ra được” nhưng cô vẫn chạy ngay tới chỗ bom nổ. Trong truyện, đây là đoạn văn miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết và xuất sắc nhất.
- Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện: Khi cơn mưa đá ập đến, cô vui thích cuống cuồng chạy ra nhặt đá, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như một đứa trẻ. Sau khi mưa tạnh, cô bỗng “thẫn thờ, tiếc không nói nổi”, nỗi nhớ da diết về gia đình, về thành phố thân thương trào dâng trong trí nhớ cô.
d, Những nét chung và nét riêng của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong
Nét chung:
- Họ đều có tuổi đời còn rất trẻ. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc mạnh dạn dấn thân vào chiến trường hiểm nguy
- Họ đều có những phẩm chất cao đẹp : có tinh thần trách, lòng gan dạ, dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó.
- Họ luôn lạc quan, yêu đời. Họ có cuộc sống nội tâm phong phú đáng yêu, dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng.
Nét riêng:
- Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, rất hồn nhiên và trẻ thơ. Cô thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nhưng khi chiến đấu thì cô cũng rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.
- Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn. Chị mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Trong công việc, ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc bài nào.
- Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Cô là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm về gia đình và về thành phố của mình.
3. Tìm hiểu về biên bản
(1) Biên bản ghi lại sự việc sự việc đã hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức
- Biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6.
- Biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.
(2) Bố cục chung của hai biên bản.
- Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với loại biên bản sự vụ, hành chính);
+ Tên biên bản;
+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ;
- Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.
- Phần kết thúc:
+ Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của những người có trách nhiệm chính, chữ kí và họ tên của người ghi biên bản;
+ Những văn bản và hiện vật kèm theo (nếu có).
(3) Biên bản 1 là biên bản hội nghị
Biên bản 2 là biên bản sự vụ.
(4) Người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
Muốn đảm bảo độ chính xác của biên bản, người ghi biên bản cần ghi lại những sự việc một cách chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan.
(5) Văn phong của biên bản cần phải đảm bảo yêu cầu sáng rõ, ngắn gọn, chính xác.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN văn 9 bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới giản lược nhất
- Soạn VNEN bài Những ngôi sao xa xôi giản lược nhất
- Soạn bài Sang thu - Nói với con: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN văn 9 bài 18: Bàn về đọc sách giản lược nhất
- Soạn VNEN bài Sang thu – Nói với con giản lược nhất
- Soạn bài Bàn về đọc sách: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng giản lược nhất
- Soạn VNEN bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang giản lược nhất
- Soạn bài Con chó Bấc: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Mây và sóng: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Mây và sóng: mục D Hoạt động vận dụng