Soạn giản lược bài Tấm Cám

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 10 bài Tấm Cám giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Phân tích diễn biến của truyện:

  • Tấm luôn là người chịu thiệt thòi từ khi mẹ Tấm mất sớm, cha Tấm đi thêm bước nữa – vợ thứ hai là mẹ Cám một mụ đàn bà xấu xa cả vê bề ngoài lẫn tâm địa bên trong. Hàng ngày Tấm phải làm lụng vất vả đi mò cua bắt ốc, làm hết những công việc trong nhà trong khi đó hai mẹ con Cám suốt ngày chỉ ăn chơi, chải chuốt.
  • Chi tiết “cái yếm đỏ’’ là sự bốc lột về vật chất, “con cá bống’’ là người bạn tâm tình của Tấm (tinh thần) cũng bị mẹ con Cám đoạt lấy. Việc mẹ con Cám trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt để khỏi đi chơi hội
  • Đến lúc Tấm trở thành vợ vua, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn. Từ sự ghét bỏ Tấm, họ đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.

Như vậy, diễn biến của cốt truyện cho ta hình dung về xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật:

  • Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.
  • Nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.

Câu 2:

  • Tấm sau khi chết đã lần lượt hóa thân thành: chim vàng anh ==> cây xoan đào ==> khung cửi ==> quả thị ==> Tấm hóa lại kiếp người (xinh đẹp hơn xưa).
  • Tấm sau những lần hóa thân thành đồ vật, cây cối, loài vật thì cuối cùng Tấm đã hóa kiếp lại trở thành một cô gái xinh đẹp.Tác giả dân gian đã cho Tấm hóa kiếp 4 lần cách diều ấy nói lên quan niệm của người xưa khi chết đi không phải là hết là chấm dứt mà vẫn còn tồn tại.Ngoài ra còn minh chứng được rằng: “Ở hiền gặp lành”, những người lương thiện luôn được hưởng may mắn và hạnh phúc.

Câu 3:

  • Mâu thuẫn được đặt ra ngay đầu câu truyện đó là mâu thuẫn giữa cái thiện và ác. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác hại Tấm, quyết tâm tiêu diệt Tấm đến cùng.
  • Chính vì vậy không thể dung hòa giữa thiện và ác, tất lẽ phải có một bên chiến thắng mà theo quan niệm xưa “ ở hiền gặp lành”, “ ác gải ác báo”. Vậy nên hành động đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm là đúng theo quy luật. Hành động trả thù ấy của Tấm không chỉ hành động trả thù mà đó cũng chính là hành động sinh tồn – muốn tồn tại phải đấu tranh.

Câu 4:

  • Mâu thuẫn thuẫn trong gia đình: dì ghẻ và con chồng. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình.
  • Mâu thuẫn xã hội: về quyền lợi và địa vị nhưng không phải là chủ đạo. ý nghĩa chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác.

Phần luyện tập

Câu 1:

Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì nên sẽ mang những đặc trưng của loại này

  • Tấm Cám là truyện cổ tích vì nhân vật, cốt truyện hoàn toàn hư cấu và được hư cấu có chủ đích, kể về cuộc đời, số phận của Tấm - một người bình thường trong xã hội xưa
  • Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì:
    • Truyện có sự tham gia của các yếu tố thần kì: Tấm nhận được sự giúp đỡ của ông Bụt trong những lần bị băt nạt, ức hiếp (phần thưởng là con cá bống, quần áo đẹp đi chơi hội) và sự biến hóa thần kì của Tấm sau mỗi lần bị mẹ con Cám hại chết (từ con chim vàng anh -> hai cây xoan đào -> khung cửi -> cây thị -> quả thị -> Tấm của ngày xưa)
    • Thể hiện ước mơ cháy bỏng cuả nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình (Tấm đấu tranh để giành lại hạnh phúc cho bản thân), về lẽ công bằng trong xã hội (Tấm chịu bao nhiêu vất vả, gian nan cuối cùng cũng trở thành hoàng hậu được sống hạnh phúc bên vua còn mẹ con Cám làm việc ác thì phải chịu sự trừng trị và cái chết là điều không thể tránh khỏi), về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021