Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?
II. Một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành
1. Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?
2. a) Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành?
b) Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo về chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, điện cao thế, ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.
3. Vẽ hai cột, cột (1) là "An toàn" và cột (2) là "Không an toàn" trên Phiếu học tập. Sắp xếp các tình huống dưới đây (chỉ cần ghi a, b, c, ...) vào đúng cột.
a) Thực hiện theo chỉ dẫn cho giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (một sự cố bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn, ...).
b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hóa chất có mùi, vị lạ không.
d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất. Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất.
e) Cẩn thận khi cầm đồ thủy tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác.
g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật.
h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định.
Bài làm:
1. Cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất để tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt và cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
2.a) Chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành để có thể nhận biết được nguy hiểm và có thể bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm đó.
b) Hình a: cảnh báo điện cao thế
Hình b: cảnh báo về chất ăn mòn
Hình c: cảnh báo về chất độc
Hình d: cảnh báo về chất độc sinh học
3.
An toàn | Không an toàn |
a, d, e, g, h | b, c |
Xem thêm bài viết khác
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 34: Thực vật
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 8: Đo nhiệt độ
- Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo?
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
- Tại sao khi có nước trong hộp thì số chỉ lực kế lớn hơn khi chưa có nước trong hộp?
- Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết
- Trong việc đun sôi nước như hình trên, năng lượng nào là hữu ích, năng lượng nào là hao phí?
- Theo em, dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta có hoàn toàn chính xác không?
- Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 14: Một số nhiên liệu
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 18: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống
- Quan sát hình 2.1, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng.