Thảo luận, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào nói lên hành trình vô tận của bầy ong?...
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
a. Những chi tiết nào nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
b. Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
c. Nơi rừng sâu, biển xa, quần đảo mà bầy ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
d. Em hiểu câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” ý nói gì?
e. Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về sự cần cù và công việc của loài ong?
Bài làm:
a. Những chi tiết nói lên hành trình vô tận của bầy ong là:
- Không gian: Với đôi cánh đẫm nắng trời ; Không gian là nẻo đường xa.
- Thời gian: Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa, Thời gian vô tận mở ra sắc màu.
b. Bầy ong đến tìm mật ở rừng sâu thăm thẳm, bờ biển, quần đảo của đất nước.
c. Nơi rừng sâu, biển xa, quần đảo mà bầy ong đến có vẻ đẹp đặc biệt là:
- Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
- Nơi biển xa : hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
- Nơi quần đảo: loài hoa nở như là không tên.
d. Câu thơ "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào" muốn nói đến bầy ong rất chăm chỉ, giỏi giang, đến nơi nào dù là mảnh đất khô cằn hay xa xôi, cũng tìm ra được hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho cuộc đời.
e. Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn ca ngợi công việc của bầy ong. Bầy ong mang lại những giọt mật thơm ngon, tinh túy cho con người, con người cảm nhận được những mùa hoa đã tàn phai còn lại trong mật ong.
Xem thêm bài viết khác
- Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: mà, thì, bằng
- So sánh nghĩa của các từ in đậm trong câu sau để hiểu thế nào là từ trái nghĩa
- Chọn quan hệ từ (và, nhưng, trên, thì, ở, của) thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:
- Giải bài 3C: Cảnh vật sau cơn mưa
- Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở hoạt động 3 và viết vào vở.
- Tìm các cặp quan hệ từ trong những câu sau:
- Hãy chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ vì ... nên hoặc chẳng những... mà...
- Kể cho các bạn nghe một câu chuyện em đã đọc hay đã nghe có nội dung bảo vệ môi trường.
- Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương và ghi vào vở. Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào cột thích hợp trong phiếu học tập
- Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi”? Phát biểu cảm nghĩ riêng của em khi đọc bài Kì diệu rừng xanh.
- Những hình ảnh dưới đây muốn nói điều gì?