Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.

  • 1 Đánh giá

Câu 3: trang 233 sgk Ngữ Văn 9 tập một

Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.

Bài làm:

  • Trong văn bản có một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả:
    • Và cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Qua những câu chuyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, nên tôi rất thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con...
    • Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.
    • Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.
    • Một trong số ba anh em chúng cứ phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi.
    • Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ
    • Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,...dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.
    • ...nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ...
  • Cảm nhận về những hình ảnh
    • Chúng im lặng khi nhắc đến mẹ và "Ngồi sát vào nhau như những chú gà con": có lẽ những đứa trẻ ấy đang nhớ lại những gì chúng phải chứng kiến và chịu đựng bởi người mẹ kế của cha trong căn nhà này. Hành động ngồi sát vào nhau như những chú gà con mà tác giả dùng để miêu tả những đứa trẻ ấy thật tinh tế. Nó giúp ta cảm nhận được sự yếu ớt, nhỏ bé và cô đơn của những đứa trẻ. Chúng vẫn còn rất nhỏ và cần được yêu thương, chăm sóc và bảo hộ giống như cách mà gà mẹ vẫn làm với những đứa con bé bỏng của mình.
    • Hành động của hai đứa em hoàn toàn khác với thằng anh cả. Chúng nó vẫn thích nghe truyện cổ tích, vẫn rất chăm chú và nghịch ngợm, dù phải sống trong một căn nhà với ông bố hà khắc, người mẹ ghẻ không tốt đẹp gì. Nhưng bản tính của những đứa trẻ là hồn nhiên và vô tư. Hình ảnh mà tác giả miêu tả cho ta thấy chúng vừa là những đứa trẻ nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu.
    • Khi bị ông bố bắt gặp, quát đi vào nhà, nhân vật tôi đã nghĩ về những đứa trẻ ấy giống như "những con ngỗng ngoan ngoãn" . Chúng nghe bị chi phối và áp đặt đến đáng thương, không biết phản kháng mà chỉ cun cút là làm theo những gì ông bố nói.
    • Chúng kể cho nhân vật tôi nghe nhiều chuyện của trẻ con nhưng lại chưa bao giờ nói một lời nào về bố và dì ghẻ. Có thể ta nhận ra được ngôi nhà của những đứa trẻ ấy là ngôi nhà không có hạnh phúc. Và cuộc sống của chúng bị tù túng đến nỗi chúng không còn nhìn thấy và cảm nhận được niềm vui nữa. Hình ảnh của cha và dì ghẻ chúng dường như không muốn nghĩ tới và không muốn nhắc đền. Những đứa trẻ ấy, tâm hồn của chúng bị tổn thương đến mức nào rồi?
    • Thằng anh thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,...dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tức là trong trí nhớ của đứa trẻ ấy, chỉ có quá khứ là đẹp nhất, còn hiện tại thì tẻ nhạt và nhàm chán. Bởi trong quá khứ, chúng có mẹ, có bà - những người phụ nữ sẵn sàng yêu thương và chăm sóc chúng. Quãng thời gian ấy có lẽ sẽ là quãng thời gian đẹp nhất của lũ trẻ.

  • 18 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 9 tập 1