Trả lời câu hỏi C1,C2 bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì sgk Vật lí 9 trang 122
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
Trang 122 Sgk Vật lí lớp 9
Bố trí thí nghiệm như hình 45.1, để quan sát ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
Vật và màn đều được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự khoảng 12cm.
C1. Hãy làm thí nghiệm để chứng tỏ rằng không thể hứng được ảnh của vật trên màn với mọi vị trí của vật.
C2. Làm thế nào để quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì ? Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo ? Cùng chiều hay ngược chiều với vật.
Bài làm:
C1. Thí nghiệm chứng tỏ không thể hứng được ảnh của vật trên màn với mọi giá trị của vật: Đặt vật trước thấu kính, màn hứng sát thấu kính. Từ từ di chuyển màn để xem ảnh của vật có hiện trên màn không, sau đó thay đổi vị trí vật xem ảnh có hiện không
C2. Để quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì ta đặt mắt trên đường kéo dài của tia ló, ảnh đó là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 12 bài 39: Tổng kết chương II: Điện từ học sgk Vật lí 9 trang 106
- Để xây dựng công thức tính điện trở R của một đoạn dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất p, hãy tính theo các bước như bảng 2.
- Từ bảng 1 suy ra trong điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
- Hãy xác định tên từ cực của các nam châm thường dùng trong phòng thí nghiệm (nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm).
- Một dây dẫn bằng nicrom dài 30m, tiết diện 0,3mm
- Giải bài 39 vật lí 9: Tổng kết chương II: Điện từ học
- Giải bài 12 vật lí 9: Công suất điện
- Giải bài 17 vật lí 9: Bài tập vận dụng định luật Jun Len-xơ
- Giải bài 52 vật lí 9: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- Tại sao khi đóng công thức K để dòng điện chạy trong mạch điện 1 thì động cơ M ở mạch điện 2 làm việc?
- Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau (hình 21.3). Quan sát hiện tượng cho nhận xét.
- Giải bài 5 vật lí 9: Đoạn mạch song song