Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vai trò của nhóm khoáng sản năng lượng là
- A. Làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim
- B. Sản xuất vật liệu xây dựng
- C. Làm nhiên liệu cho công nghiệp, sản xuất hóa chất
- D. Làm đồ trang sức
Câu 2: Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản:
- A. Kim loại màu
- B. Kim loại đen
- C. Phi kim loại
- D. Năng lượng
Câu 3: Nơi tập trung nhiều than nhất ở nước ta là tỉnh
- A. Lạng Sơn
- B. Quảng Ninh
- C. Thái Nguyên
- D. Tuyên Quang
Câu 4: Khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản năng lượng
- A. Than đá, dầu mỏ
- B. Sắt, mangan
- C. Đồng, chì
- D. Muối mỏ, apatit
Câu 5: Khoáng sản là:
- A. Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật.
- B. Khoáng vật và các loại đá có ích.
- C. Các loại đá do nhiều loại khoáng vật khác nhau kết hợp lại.
- D. Các loại nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất.
Câu 6: Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành mấy nhóm?
- A. 3 nhóm
- B. 5 nhóm
- C. 4 nhóm
- D. 2 nhóm
Câu 7: Mỏ nội sinh gồm có các mỏ:
- A. Đá vôi, hoa cương
- B. Apatit, dầu lửa
- C. Đồng, chì ,sắt
- D. Than đá, cao lanh
Câu 8: Loại khoáng sản nào dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?
- A. Kim loại.
- B. Phi kim loại.
- C. Năng lượng.
- D. Vật liệu xây dựng.
Câu 9: Khối khí có đặc điểm độ ẩm cao, được hình thành ở các vùng biển, đại dương
- A. Khối khí nóng
- B. Khối khí lạnh
- C. Khối khí đại dương
- D. Khối khí lục địa
Câu 10: Các khối khí có đặc điểm là
- A. Luôn cố định tại những khu vực nhất định
- B. Không làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua
- C. Luôn di chuyển và làm thay đôỉ thời tiết nơi chúng đi qua
- D. Không chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi chúng đi qua
Câu 11: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
- A. Khí cacbonic
- B. Khí nito
- C. Hơi nước
- D. Oxi
Câu 12: Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là:
- A. Tầng đối lưu
- B. Tầng ion nhiệt
- C. Tầng cao của khí quyển
- D. Tầng bình lưu
Câu 13: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng:
- A. 12km
- B. 14km
- C. 16km
- D. 18km
Câu 14: Khối khí lạnh hình thành ở đâu?
- A. Biển và đại dương.
- B. Đất liền.
- C. Vùng vĩ độ thấp.
- D. Vùng vĩ độ cao.
Câu 15: Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển ra:
- A. 2 tầng
- B. 3 tầng
- C. 4 tầng
- D. 5 tầng
Câu 16: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là:
- A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
- B. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
- C. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
- D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
Câu 17: Khí hậu khác thời tiết ở đặc điểm là
- A. Sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng trong một thời gian ngắn
- B. Là các hiện tượng khí hậu bất thường như bão lụt, hạn hán
- C. Là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài
- D. Sự ổn định của thời tiết trong một thời gian ngắn
Câu 18: Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:
- A. Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m
- B. Nơi mát, cách mặt đất 1m
- C. Ngoài trời, sát mặt đất
- D. Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.
Câu 19: Công cụ sử dụng để đo sự thay đổi nhiệt độ là
- A. Nhiệt kế
- B. Ẩm kế
- C. Vũ kế
- D. Nhiệt ẩm kế
Câu 20: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:
- A. 9 giờ, 16 giờ, 24 giờ
- B. 6 giờ, 14 giờ, 22 giờ
- C. 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ
- D. 7 giờ, 15 giờ, 23 giờ
Câu 21: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào:
- A. 12 giờ trưa
- B. 13 giờ trưa
- C. 11 giờ trưa
- D. 14 giờ trưa
Câu 22: Tại sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước:
- A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
- B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
- C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
- D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.
Câu 23: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
- B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
- C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
- D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 24: Khu vực có mưa nhiều trên Trái Đất là vùng
- A. Vùng chí tuyến
- B. Vùng xích đạo
- C. Vùng cực Bắc và cực Nam
- D. Vùng sâu trong nội địa
Câu 25: Dụng cụ để đo khí áp là
- A. Nhiệt kế
- B. Áp kế
- C. Khí áp kế
- D. Vũ kế
Câu 26: Loại gió thổi thường xuyên từ đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ là
- A. Gió Đông cực
- B. Gió Tây ôn đới
- C. Gió Tín phong
- D. Cả ba đều sai
Câu 27: Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:
- A. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
- B. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp
- C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
- D. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp
Câu 28: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 29: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo là gió?
- A. Gió Tây ôn đới.
- B. Gió Tín Phong.
- C. Gió mùa đông Bắc.
- D. Gió mùa đông Nam.
Câu 30: Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:
- A. Gió Nam.
- B. Gió Đông Bắc.
- C. Gió Tây Nam.
- D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 31: Sức ép của không khí lên bề mặt trái đất gọi là
- A. Lớp vỏ khí
- B. Gió
- C. Khối khí
- D. Khí áp
Câu 32: Gió Tây ôn đới là gió thổi thường xuyên từ:
- A. Vĩ độ 30o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 60o Bắc, Nam.
- B. Vĩ độ 60o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 90o Bắc, Nam.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 33: Lượng mưa trong năm tại một địa phương được tính là
- A. Lượng mưa trung bình của 12 tháng trong năm
- B. Tổng lượng mưa của các tháng trong mùa mưa
- C. Tổng số lượng mưa 12 tháng.
- D. Lương mưa trung bình nhiều năm
Câu 34: Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi:
- A. Nhiệt độ không khí tăng
- B. Không khí bốc lên cao
- C. Nhiệt độ không khí giảm
- D. Không khí hạ xuống thấp
Câu 35: Lượng mưa từ xích đạo về hai cực có xu hướng
- A. Giảm dần
- B. Tăng dần
- C. Giữ nguyên
- D. Tất cả đều sai
Câu 36: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 20oC là:
- A. 20g/cm3
- B. 15g/cm3
- C. 30g/cm3
- d. 17g/cm3
Câu 37: Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là:
- A. sông ngòi.
- B. ao, hồ.
- C. sinh vật.
- D. biển và đại dương.
Câu 38: Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí
- A. càng thấp.
- B. càng cao.
- C. trung bình.
- D. Bằng 0oC.
Câu 39: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 30oC là
- A. 17 g/cm3.
- B. 25 g/cm3.
- C. 28 g/cm3.
- D. 30 g/cm3.
Câu 40: Khi có nhiệt độ 10oC, lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được là
- A. 2 g/cm3.
- B. 5 g/cm3.
- C. 7 g/cm3.
- D. 10 g/cm3.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 15: Các mỏ khoáng sản
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 17: Lớp vỏ khí
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất