Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng về chuyển động của trái đất quanh mặt trời
- A. Hướng quay từ tây sang đông
- B. Thời gian quay hết một vòng là 365 ngày 6 giờ
- C. Quỹ đạo chuyển động là hình cầu
- D. Trong khi quay, trái đất luôn giữ hướng nghiêng không đổi
Câu 2: Vùng nội chí tuyến là vùng nằm:
- A. Từ vòng cực đến cực
- B. Giữa hai chí tuyến
- C. Giữa hai vòng cực
- D. Giữa chí tuyến và vòng cực
Câu 3: Chuyển động tịnh tiến là
- A. Trái Đất tự quay quanh trục, vừa chuyển động quanh mặt trời và thay đổi hướng nghiêng
- B. Trái đất chỉ quay quanh trục
- C. Trái đất chỉ thực hiện chuyển động quanh mặt trời
- D. Trái đất thực hiện cả hai chuyển động quanh trục và quanh mặt trời, giữ nguyên hướng nghiêng
Câu 4: Vào ngày nào trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
- A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12.
- B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9.
- C. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9.
- D. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12.
Câu 5: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào?
- A. 23/9 thu phân
- B. 22/12 đông chí
- C. 22/6 hạ chí
- D. 12/3 xuân phân
Câu 6: Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 6 là ngày:
- A. Hạ chí
- B. Thu phân
- C. Đông chí
- D. Xuân phân
Câu 7: Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23o27’Nam:
- A. Ngày 21 tháng 3
- B. Ngày 23 tháng 9
- C. Ngày 22 tháng 12
- D. Ngày 22 tháng 6
Câu 8: Theo quy ước, cách mấy năm sẽ có một năm nhuận dương lịch
- A. 1 năm
- B. 2 năm
- C. 3 năm
- D. 4 năm
Câu 9: Vào mùa nào, nửa cầu Bắc có ngày dài đêm ngắn:
- A. Mùa hạ
- B. Mùa đông
- C. Mùa xuân
- D. Mùa thu
Câu 10: Những nơi trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng là:
- A. Nằm ở 2 cực
- B. Nằm trên xích đạo
- C. Nằm trên 2 vòng cực
- D. Nằm trên 2 chí tuyến
Câu 11: Vào mùa nào, nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài:
- A. Mùa hạ
- B. Mùa đông
- C. Mùa xuân
- D. Mùa thu
Câu 12: Ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam, ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 có ngày hoặc đêm dài:
- A. 22 giờ
- B. 24 giờ
- C. 12 giờ
- D. 20 giờ
Câu 13: Ở xích đạo có:
- A. 12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày.
- B. Ngày ngắn, đêm dài vào ngày 22 thàng 12.
- C. Ngày dài, đêm ngắn vào ngày 22 thàng 6.
- D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 14: Nơi có thời gian chiếu sáng liên tục từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3 năm sau là:
- A. Vòng cực Bắc
- B. Vòng cực Nam
- C. Cực Bắc
- D. Cực Nam
Câu 15: Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nhiều nhất và có diện tích được chiếu sáng rộng nhất nên:
- A. Có ngày dài đêm ngắn.
- B. Có ngày ngắn đêm dài.
- C. Có ngày đêm dài bằng nhau.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 16: Ở khu vực nào trên trái đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng:
- A. Cực Bắc hoặc cực Nam
- B. Vòng cực Bắc hoặc vòng cực Nam
- C. Chí tuyến Bắc hoặc chí tuyến Nam
- D. Xích đạo
Câu 17: Các địa mảng có hướng di chuyển
- A. Tách xa nhau
- B. Trượt lên nhau
- C. Trượt lên nhau
- D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Trạng thái các lớp của Trái đất (kể từ vỏ vào là):
- A. Quánh dẻo – lỏng – lỏng, rắn – rắn chắc.
- B. Lỏng, rắn – quánh dẻo, lỏng – rắn chắc.
- C. Rắn, quánh dẻo – lỏng, lỏng – rắn (ở trong).
- D. lỏng, quánh dẻo – rắn, lỏng – rắn chắc.
Câu 19: Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm:
- A. Di chuyển và tập trung ở nửa cầu Bắc.
- B. Di chuyển rất chậm
- C. Cố định vị trí tại một chỗ.
- D. Mảng lục địa di chuyển, mảng đại dương cố định.
Câu 20: Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là:
- A. 1 000oC
- B. 5 000oC
- C. 7 000oC
- D. 3 000oC
Câu 21: Trên Trái Đất lục địa lớn nhất là:
- A. Lục địa Nam Mĩ
- B. Lục địa Phi
- C. Lục địa Bắc Mĩ
- D. Lục địa Á – Âu
Câu 22: Cho biết trạng thái lớp vỏ Trái Đất:
- A. Lỏng
- B. Từ lỏng tới quánh dẻo
- C. Rắn chắc
- D. Lỏng ngoài, rắn trong
Câu 23: Đại dương nhỏ nhất là đại dương nào?
- A. Đại Tây Dương
- B. Thái Bình Dương
- C. Bắc Băng Dương
- D. Ấn Độ Dương
Câu 24: Lớp có vai trò quan trọng đối với đời sống các loài sinh vật trên trái đất là:
- A. Lớp vỏ
- B. Lớp trung gian
- C. Lớp lõi
- D. Tất cả đều đúng
Câu 25: Núi lửa thường có dạng
- A. Hình nón cụt
- B. Hình tròn
- C. Hình phễu
- D. Hình tam giác
Câu 26: Quanh các vùng núi lửa đã tắt, dân cư thường tập trung đông vì ở đó có
- A. Nhiều đất đai màu mỡ
- B. Nhiều hồ cung cấp nước
- C. Nhiều khoáng sản
- D. Khí hậu ấm áp quanh năm
Câu 27: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?
- A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
- B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
- C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.
- D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 28: Nội lực tạo ra hiện tượng gì?
- A. Động đất, núi lửa
- B. Sóng thần
- C. Lũ lụt
- D. Phong hóa
Câu 29: Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa:
- A. Miệng
- B. Cửa núi
- C. Mắc-ma
- D. Dung nham
Câu 30: Biện pháp nào sau đây không phải để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:
- A. Xây nhà chịu chấn động lớn.
- B. Lập trạm dự báo
- C. Nghiên cứu dự báo sơ tán dân.
- D. Chuyển đến vùng có nguy cơ động đất
Câu 31: Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là
- A. vành đai lửa Địa Trung Hải.
- B. vành đai lửa Ấn Độ Dương,
- C. vành đai lửa Đại Tây Dương.
- D. vành đai lửa Thái Bình Dương.
Câu 32: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?
- A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
- B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
- C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.
- D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 33: Núi có độ cao lớn nhất thế giới là
- A. Núi Phan-xi-păng
- B. Núi An-đet
- C. Núi Cooc-đi-ê
- D. Núi E-vơ-ret
Câu 34: Núi trẻ là núi có đặc điểm:
- A. Đỉnh tròn, sườn dốc
- B. Đỉnh tròn, sườn thoải
- C. Đỉnh nhọn, sườn dốc
- D. Đỉnh nhọn, sườn thoải
Câu 35: Núi già là núi có đặc điểm:
- A. Đỉnh tròn, sườn thoai thoải
- B. Đỉnh nhọn, sườn thoai thoải
- C. Đỉnh tròn, sườn dốc
- D. Đỉnh nhọn, sườn dốc
Câu 36: Vùng núi đá vôi Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh:
- A. Thanh Hóa
- B. Nghệ An
- C. Quảng Nam
- D. Quảng Bình
Câu 37: Núi già thường có đỉnh:
- A. Bằng phẳng
- B. Nhọn
- C. Cao
- D. Tròn
Câu 38: Núi trẻ thường có đỉnh:
- A. Bằng phẳng
- B. Nhọn
- C. Cao
- D. Tròn
Câu 39: Dựa vào độ cao tuyệt đối, người ta phân núi thành
- A. 2 loại.
- B. 3 loại.
- C. 4 loại.
- D. 5 loại.
Câu 40: Ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” nằm trên lãnh thổ nước ta, đó là
- A. Núi Bạch Mã
- B. Núi Phan-xi-păng
- C. Núi Ngọc Linh
- D. Núi Trường Sơn
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 17: Lớp vỏ khí
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm địa lí 6 chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất mới và đầy đủ nhất
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất
- Trắc nghiệm địa lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì I (P1)