Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì I (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đường kinh tuyến đối diện với đường kinh tuyến gốc là:

  • A. 60o
  • B. 30o
  • C. 90o
  • D. 180o

Câu 2: Trái đất có dạng hình gì?

  • A. Hình tròn
  • B. Hình vuông
  • C. Hình cầu
  • D. Hình bầu dục

Câu 3: Kinh tuyến Tây là:

  • A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
  • B. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
  • C. Nằm phía dưới xích đạo.
  • D. Nằm phía trên xích đạo.

Câu 4: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là:

  • A. Kinh tuyến Đông.
  • B. Kinh tuyến Tây.
  • C. Kinh tuyến 180o.
  • D. Kinh tuyến gốc.

Câu 5: Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?

  • A. 181
  • B. 182
  • C. 180
  • D. 179

Câu 6: Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

  • A. 360
  • B. 361
  • C. 180
  • D. 181

Câu 7: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

  • A. Vị trí thứ 3
  • B. Vị trí thứ 5
  • C. Vị trí thứ 9
  • D. Vị trí thứ 7

Câu 8: Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở:

  • A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây
  • B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông
  • C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
  • D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây

Câu 9: Bản đồ thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết cao, có độ chính xác và đầy đủ nhất là:

  • A. Bản đồ có tỉ lệ 1: 250.000
  • B. Bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000
  • C. Bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000
  • D. Bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000

Câu 10: Bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, cho biết 4 cm trên bản đồ ứng với:

  • A. 150 km trên thực địa.
  • B. 200 km trên thực địa.
  • C. 250 km trên thực địa.
  • D. 300 km trên thực địa.

Câu 11: Bản đồ là

  • A. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác trên giấy của một khu vực hay cả bề mặt Trái Đất.
  • B. Hình vẽ thực tế của một khu vực
  • C. Hình vẽ của một quốc gia được thu nhỏ lại
  • D. HÌnh vẽ sơ sài về một khu vực

Câu 12: Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:

  • A. 10km
  • B. 12km
  • C. 16km
  • D. 20km

Câu 13: Dùng tỉ lệ cho biết đối với bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, 8cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu kilomet trên thực địa:

  • A. 200km
  • B. 300km
  • C. 400km
  • D. 500km

Câu 14: Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:

  • A. 1:600.000
  • B. 1:700.000
  • C. 1:500.000
  • D. 1:400.000

Câu 15: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?

  • A. 1: 7.500
  • B. 1: 15.000
  • C. 1: 200.000
  • D. 1: 1.000.000

Câu 16: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?

  • A. 1: 7.500
  • B. 1: 15.000
  • C. 1: 200.000
  • D. 1: 1.000.000

Câu 17: Tọa độ địa lí của một điểm là

  • A. Kinh độ tại một điểm
  • B. Vĩ độ tại một điểm
  • C. Kinh độ và vĩ độ tại một điểm
  • D. Vĩ độ tại đường vĩ tuyến gốc

Câu 18: Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?

  • A. Tây
  • B. Đông
  • C. Bắc
  • D. Nam

Câu 19: Hãy xác định trên bản đồ Đông Nam Á, Việt Nam nằm về hướng:

  • A. Tây Nam của châu Á
  • B. Đông Nam của châu Á
  • C. Tây Bắc của châu Á
  • D. Đông Bắc của châu Á

Câu 20: Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?

  • A. Tây
  • B. Đông
  • C. Bắc
  • D. Nam

Câu 21: Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

  • A. Tây
  • B. Đông
  • C. Bắc
  • D. Nam

Câu 22: Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

  • A. Tây
  • B. Đông
  • C. Bắc
  • D. Nam

Câu 23: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định:

  • A. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
  • B. Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.
  • C. Theo phương hướng trên bản đồ.
  • D. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.

Câu 24: Nằm giữa hướng Bắc và hướng Tây, ta có thể đọc là hướng

  • A. Tây Bắc
  • B. Bắc Tây
  • C. Bắc - Tây Bắc
  • C. Tất cả đều sai

Câu 25: Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình có đặc điểm là

  • A. Càng dốc
  • B. Càng thoải
  • C. Bằng phẳng
  • D. Càng thấp

Câu 26: Kí hiệu bản đồ có mấy loại:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 27: Kí hiệu bản đồ có mấy dạng:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 28: Để thể hiện đường giao thông, hướng di chuyển của gió, người ta sẽ sử dụng loại kí hiệu nào

  • A. Kí hiệu điểm
  • B. Kí hiệu đường
  • C. Kí hiệu diện tích
  • D. Kí hiệu hình học

Câu 29: Khi đọc hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là:

  • A. Xem tỉ lệ
  • B. Đọc độ cao trên đường đồng mức
  • C. Tìm phương hướng
  • D. Đọc bản chú giải

Câu 30: Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố:

  • A. Phân tán rải rác
  • B. Kéo dài
  • C. Tập trung tại một chỗ
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 31: Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu:

  • A. Tượng hình
  • B. Hình học
  • C. Diện tích
  • D. Điểm

Câu 32: Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

  • A. Đường
  • B. Diện tích
  • C. Điểm
  • D. Hình học

Câu 33: Trái đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ nếu đi về phía đông sẽ

  • A. Nhanh hơn một giờ
  • B. Chậm hơn một giờ
  • C. Giờ không thay đổi so với múi giờ gốc
  • D. Lùi lại một ngày

Câu 34: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía tây là do:

  • A. Trục Trái đất nghiêng
  • B. Trái đất quay từ Tây sang Đông
  • C. Ngày đêm kế tiếp nhau
  • D. Trái đất quay từ Đông sang Tây

Câu 35: Các vật thể ở Bắc bán cầu trong khi chuyển đông sẽ bị lệch về hướng:

  • A. Bên phải hướng chuyển động
  • B. Bên trái hướng chuyển động
  • C. Giữ nguyên hướng không đổi
  • D. Tất cả đều sai

Câu 36: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng:

  • A. Ngày đêm nối tiếp nhau.
  • B. Làm lệch hướng chuyển động.
  • C. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
  • D. Hiện tượng mùa trong năm

Câu 37: Mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do:

  • A. Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.
  • B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
  • C. Các thế lực siêu nhiên, thần linh.
  • D. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 38: Trục Trái Đất là:

  • A. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  • B. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  • C. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  • D. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

Câu 39: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc:

  • A. 56o27’
  • B. 23o27’
  • C. 66o33’
  • D. 32o27’

Câu 40: Trái đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ nếu đi về phía tây sẽ

  • A. Nhanh hơn một giờ
  • B. Chậm hơn một giờ
  • C. Giờ không thay đổi so với múi giờ gốc
  • D. Tăng thêm một ngày lại một ngày
Xem đáp án
  • 43 lượt xem