Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
- A. Khí Cacbonic
- B. Khí Nito
- C. Hơi nước
- D. Oxi
Câu 2: Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là:
- A. Tầng đối lưu
- B. Tầng Ion nhiệt
- C. Tầng cao của khí quyển
- D. Tầng bình lưu
Câu 3: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng
- A. 12km
- B. 14km
- C. 16km
- D. 18km
Câu 4: Tầng đối lưu tập trung bao nhiêu phần trăm không khí của khí quyển
- A. 90%
- B. 80%
- C. 70%
- D. 60%
Câu 5: Dựa vào đặc tính khác nhau của lớp khí, người ta chia khí quyển ra thành
- A. 2 tầng
- B. 3 tầng
- C. 4 tầng
- D. 5 tầng
Câu 6: Khối khí lạnh hình thành ở đâu?
- A. Biển và đại dương.
- B. Đất liền.
- C. Vùng vĩ độ thấp.
- D. Vùng vĩ độ cao.
Câu 7: Sông chính, phụ lưu và chi lưu hợp lại với nhau tạo thành
- A. mạng lưới sông.
- B. lưu vực sông.
- C. hệ thống sông.
- D. dòng sông.
Câu 8: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là
- A. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
- B. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
- C. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
- D. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
Câu 9: Thành phần nào trong khí quyển tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng với đời sống con người?
- A. Khí ni tơ
- B. Khí Oxi
- C. Khí cacbonic
- D. Hơi nước
Câu 10: Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào
- A. Nhiệt độ của khối khí.
- B. Khí áp và độ ẩm của khối khí.
- C. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.
- D. Độ cao của khối khí.
Câu 11: Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở
- A. Tầng đối lưu.
- B. Tầng bình lưu.
- C. Tầng nhiệt.
- D. Tầng cao của khí quyển.
Câu 12: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi
- A. 0,3oC.
- B. 0,4oC.
- C. 0,5oC.
- D. 0,6oC.
Câu 13: Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là
- A. Nằm trên tầng đối lưu.
- B. Không khí cực loãng.
- C. Tập trung phần lớn ô zôn.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 14: Khối khí có đặc điểm độ ẩm cao, được hình thành ở các vùng biển, đại dương
- A. Khối khí nóng
- B. Khối khí lạnh
- C. Khối khí đại dương
- D. Khối khí lục địa
Câu 15: Các khối khí có đặc điểm là
- A. Luôn cố định tại những khu vực nhất định
- B. Không làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua
- C. Luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua
- D. Không chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi chúng đi qua
Câu 16: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là
- A. Khí cacbonic
- B. Khí nito
- C. Hơi nước
- D. Oxi
Câu 17: Ranh giới của các vành đai nhiệt trên Trái Đất là
- A. các chí tuyến và vòng cực.
- B. các đường chí tuyến.
- C. các vòng cực.
- D. đường xích đạo.
Câu 18: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là
- A. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
- B. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
- C. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
- D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
Câu 19: Lưu vực sông là:
- A. Diện tích đất đai có sông chảy qua
- B. Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
- C. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
- D. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho 1 con sông
Câu 20: Hợp lưu là:
- A. Diện tích đất đai có sông chảy qua
- B. Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
- C. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
- D. Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau
Câu 21: Chi lưu là:
- A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
- B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
- C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
- D. Các con sông đổ nước vào con sông chính
Câu 22: Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong:
- A. 1 giờ đồng hồ
- B. 1 phút đồng hồ
- C. 1 ngày
- D. 1 giây đồng hồ
Câu 23: Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là:
- A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời
- B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm
- C. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm
- D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm
Câu 24: So với sông Mê Kông thì sông Hồng lớn hơn về:
- A. Tỉ lệ % tổng lượng nước mùa lũ
- B. Tổng lượng nước
- C. Diện tích lưu vực
- D. Tỉ lệ % tổng lượng nước mùa cạn
Câu 25: Thủy chế của sông tương đối đơn giản nếu sông phụ thuộc vào:
- A. Một nguồn cấp nước
- B. Nguồn nước mưa và băng tuyết tan
- C. Nhiều miền khí hậu khác nhau
- D. Nhiều nguồn cấp nước khác nhau
Câu 26: Dựa vào tính chất của nước, người ta phân thành mấy loại hồ:
- A. 2 loại
- B. 3 loại
- C. 4 loại
- D. 5 loại
Câu 27: Hồ nước mặn thường có ở những nơi:
- A. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ
- B. Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn
- C. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn
- D. Gần biển do có nước ngầm mặn
Câu 28: Các hồ móng ngựa được hình thành do:
- A. Sụt đất
- B. Núi lửa
- C. Băng hà
- D. Khúc uốn của sông
Câu 29: Đâu là tên một hồ móng ngựa?
- A. Hồ Tây ở Hà Nội.
- B. Hồ Tơ Nưng ở Plây-Ku.
- C. Hồ Trị An ở Đồng Nai.
- D. Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội.
Câu 30: Hồ Tơ Nưng ở Plây-Ku được hình thành do
- A. Núi lửa.
- B. Khúc uốn của sông.
- C. Băng hà.
- D. Sụt đất.
Câu 31: Hồ Trị An là hồ được hình thành do
- A. Con người xây dựng.
- B. Sụt đất.
- C. Núi lửa.
- D. Khúc uốn của sông.
Câu 32: Được hình thành từ miệng núi lửa là hồ
- A. Tơ Nưng ở Plây Ku.
- B. Trị An ở Đồng Nai.
- C. Thác Bà ở Yên Bái.
- D. Tây ở Hà Nội.
Câu 33: Hai thành phần chính của lớp đất là
- A. Hữu cơ và nước
- B. Nước và không khí
- C. Cơ giới và không khí
- D. Khoáng và hữu cơ
Câu 34: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là:
- A. Sinh vật
- B. Đá mẹ
- C. Khoáng
- D. Địa hình
Câu 35: Thành phần khoáng của lớp đất có đặc điểm là:
- A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong đất
- B. Gồm những hạt có màu sắc loang lỗ và kích thước to nhỏ khác nhau
- C. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng là sinh vật
- D. Tồn tại trên cùng của lớp đất đá
Câu 36: Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất
- A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất
- B. Có màu xám thẫm hoặc đen
- C. Tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất
- D. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ
Câu 37: Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có:
- A. Màu nâu, hoặc đỏ chứa nhiều thức ăn cung cấp cho cây trồng
- B. Màu xám thẫm độ phì cao
- C. Màu xám, chua, nhiều cát
- D. Màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa
Câu 38: Đâu là đặc điểm thành phần khoáng của lớp đất?
- A. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là sinh vật.
- B. Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
- C. Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.
- D. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
Câu 39: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là
- A. Địa hình.
- B. Khí hậu.
- C. Đá mẹ.
- D. Sinh vật.
Câu 40: Thành phần hữu cơ trong đất không có nguồn gốc từ
- A. Phân giun.
- B. Cành lá rơi rụng phân hủy.
- C. Xác thực vật phân hủy.
- D. Đá mẹ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 17: Lớp vỏ khí
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm địa lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 6 chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất mới và đầy đủ nhất
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì I (P2)