Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Loại kkoáng sản quý hiếm và có giá trị lớn là
- A. Than đá
- B. Cát thủy tinh
- C. Cao lanh
- D. Kim cương
Câu 2: Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học thường chiếm một tỉ lệ
- A. nhỏ và khá tập trung.
- B. lớn và khá tập trung,
- C. lớn và rất phân tán.
- D. nhỏ và rất phân tán.
Câu 3: Loại khoáng sản kim loại màu gồm:
- A. than đá, sắt, đồng.
- B. đồng, chì, kẽm.
- C. crôm, titan, mangan.
- D. apatit, đồng, vàng.
Câu 4: Loại khoáng sản kim loại đen gồm:
- A. sắt, mangan, titan, crôm.
- B. đồng, chì, kẽm, sắt.
- C. mangan, titan, chì, kẽm.
- D. apatit, crôm, titan, thạch anh.
Câu 5: Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi thuộc loại khoáng sản
- A. kim loại đen.
- B. năng lượng.
- C. phi kim loại.
- D. kim loại màu.
Câu 6: Thành phần nào trog khí quyển tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng với đời sống con người
- A. Khí ni tơ
- B. Khí Oxi
- C. Khí cacbonic
- D. Hơi nước
Câu 7: Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào:
- A. Nhiệt độ của khối khí.
- B. Khí áp và độ ẩm của khối khí.
- C. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.
- D. Độ cao của khối khí.
Câu 8: Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:
- A. tầng đối lưu.
- B. tầng bình lưu.
- C. tầng nhiệt.
- D. tầng cao của khí quyển.
Câu 9: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi:
- A. 0,3oC.
- B. 0,4oC.
- C. 0,5oC.
- D. 0,6oC.
Câu 10: Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là:
- A. nằm trên tầng đối lưu.
- B. không khí cực loãng.
- C. tập trung phần lớn ô dôn.
- D. tất cả các ý trên.
Câu 11: Thời tiết là hiện tượng khí tượng:
- A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
- B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
- C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 12: Nhiệt độ không khí thay đổi:
- A. Theo vĩ độ.
- B. Theo độ cao.
- C. Gần biển hoặc xa biển.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 22oC, lúc 13 giờ được 26oC và lúc 21 giờ được 24oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
- A. 22oC.
- B. 23oC.
- C. 24oC.
- D. 25oC.
Câu 14: Điều nào không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ
- A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
- B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
- C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
- D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
Câu 15: Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:
- A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.
Câu 16: Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai khí áp:
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7
Câu 17: Đai áp cao chữ C nằm ở bao nhiêu độ
- A. 30o, 90o
- B. 0o, 30o
- C. 0o, 60o
- D. 0o, 90o
Câu 18: Không khí luôn luôn chuyển động từ:
- A. Nơi áp thấp về nơi áp cao.
- B. Biển vào đất liền.
- C. Nơi áp cao về nơi áp thấp.
- D. Đất liền ra biển.
Câu 19: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?
- A. Gió núi - thung lũng
- B. Gió Phơn
- C. Gió Mậu Dịch
- D. Gió Đông cực
Câu 20: Đai áp thấp "T" nằm ở vĩ độ bao nhiêu:
- A. 0o, 60o
- B. 0o, 30o
- C. 0o, 90o
- D. 30o, 90o
Câu 21: Ở nhiệt độ 0oC, lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được là bao nhiêu?
- A. 0 g/cm3.
- B. 2 g/cm3.
- C. 5 g/cm3.
- D. 7 g/cm3.
Câu 22: Để tính lượng mưa rơi ở một địa phương, người ta dùng dụng cụ gì?
- A. Nhiệt kế.
- B. Áp kế.
- C. Ẩm kế.
- D. Vũ kế.
Câu 23: Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
- A. Từ 201 - 500 mm.
- B. Từ 501- l.000mm.
- C. Từ 1.001 - 2.000 mm.
- D. Trên 2.000 mm.
Câu 24: Tại sao không khí có độ ẩm:
- A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
- B. Do mưa rơi xuyên qua không khí.
- C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.
- D. Do không khí chứa nhiều mây.
Câu 25: Những khu vực ít mưa trên trái đất là
- A. Vùng xích đạo
- B. Vùng hoang mạc, thung lũng khuất gió
- C. Vùng ven biển, đồng bằng
- D. Vùng núi cao đón gió
Câu 26: Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai nhiệt:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 27: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là:
- A. Dòng biển
- B. Địa hình
- C. Vĩ độ
- D. Vị trí gần hay xa biển
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
- A. Quanh năm nóng.
- B. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.
- C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
- D. Có gió Tín phong thổi thường xuyên.
Câu 29: Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?
- A. Cận nhiệt đới
- B. Hàn đới
- C. Cận nhiệt
- D. Nhiệt đới
Câu 30: Các nước châu Âu chủ yếu nằm trong đói khí hậu nào?
- A. Cận nhiệt đới
- B. Hàn đới
- C. Ôn đới
- D. Nhiệt đới
Câu 31: Hai đồng bằng hình thành do phù sa sông quan trọng nhất ở nước ta là
- A. Sông Thái Bình, sông Đà
- B. Sông Cả, sông Đà Nẵng
- C. Sông Cửu Long, sông Hồng
- D. Sông Mã, sông Đồng Nai
Câu 32: Cao nguyên khác núi ở đặc điểm nào
- A. Độ cao trên 500 m
- B. Có sườn dốc
- C. Bề mặt bẳng phẳng hoặc hơi lượn sóng
- D. Thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm
Câu 33: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là:
- A. Từ 300 – 400m
- B. Từ 400- 500m
- C. Từ 200 – 300m
- D. Trên 500m
Câu 34: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết đồng bằng nào dưới đây được gọi là đồng bằng bào mòn?
- A. Đồng bằng A-ma-dôn
- B. Đồng bằng sông Cửu Long
- C. Đồng bằng châu Âu
- D. Đồng bằng Hoàng Hà
Câu 35: Độ cao tương đối của đồi là:
- A. Từ 200 -300m
- B. Từ 400- 500m
- C. Từ 300 – 400m
- D. Dưới 200 m
Câu 36: Dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng gọi là
- A. Cao nguyên
- B. Núi già
- C. Trung du
- D. Sơn nguyên
Câu 37: Vùng đồi tập trung lớn gọi là đồi bát úp của nước ta thuộc:
- A. Trung du Bắc Bộ
- B. Cao nguyên nam Trung Bộ
- C. Thượng du Bắc Trung Bộ
- D. Đông Nam Bộ
Câu 38: Bình nguyên (đồng bằng) có độ cao tuyệt đối thường dưới
- A. 200 m.
- B. 300 m.
- C. 400 m.
- D. 500 m.
Câu 39: Loại khoáng sản nào dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?
- A. Kim loại.
- B. Phi kim loại.
- C. Năng lượng.
- D. Vật liệu xây dựng.
Câu 40: Loại kkoáng sản quý hiếm và có giá trị lớn là
- A. Than đá
- B. Cát thủy tinh
- C. Cao lanh
- D. Kim cương
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 17: Lớp vỏ khí
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm địa lí 6 chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất mới và đầy đủ nhất
- Trắc nghiệm địa lí 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất
- Trắc nghiệm địa lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì I (P1)