Trắc nghiệm địa lí 6 chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất mới và đầy đủ nhất

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm địa lí 6 chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hệ thống sông gồm những phần nào?

  • A. Phụ lưu.
  • B. Chi lưu.
  • C. Sông chính.
  • D. Phụ lưu, Chi lưu, Sông chính.

Câu 2: Đất có những thành phần nào?

  • A. Phần Khoáng.
  • B. Phần Hữu cơ.
  • C. Phần khoáng, phần Hữu cơ.
  • D. Phần nước.

Câu 3: Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần nào trong đất?

  • A. Chất hữu cơ.
  • B. Chất khoáng.
  • C. Chất vi sinh.
  • D. Chất hữu cơ, chất khoáng.

Câu 4: Trái Đất có mấy châu lục?

  • A. 4 châu lục.
  • B. 5 châu lục.
  • C. 6 châu lục.
  • D. 7 châu lục.

Câu 5: Thềm lục địa có độ sâu:

  • A. 150m.
  • B. 200m.
  • C. 250m.
  • D. 300m.

Câu 6: Lục địa nào nằm trên cả hai bán cầu Bắc – Nam:

  • A. Lục địa Nam Mĩ.
  • B. Lục địa Nam Cực.
  • C. Lục địa Bắc Mĩ.
  • D. Lục địa Phi.

Câu 7: Tác động của nội lực với quy mô và cường độ lớn thường hình thành:

  • A. Các dãy núi.
  • B. Hạ thấp các vùng rộng lớn.
  • C. Tạo ra động đất phun trào mắc ma.
  • D. A, B, C đều đúng.

Câu 8: Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất trong các lục địa?

  • A. Lục địa Á – Âu.
  • B. Lục địa Phi.
  • C. Lục địa Nam Cực.
  • D. Lục địa Ô – xtrây –li –a.

Câu 9: Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt Trái Đất:

  • A. Bị xói mòn.
  • B. Bị xâm thực.
  • C. Địa hình biến dạng.
  • D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 10: Tác động của yếu tố ngoại lực nào hình thành các thung lũng và các đồng bằng châu thổ:

  • A. Nhiêt độ.
  • B. Dòng nước.
  • C. Gió.
  • D. Nước ngầm.

Câu 11: Núi lửa thường có dạng:

  • A. Hình nón cụt.
  • B. Hình cột.
  • C. Hình phễu.
  • D. Hình tam giác.

Câu 12: Trên Trái Đất có bao nhiêu đại dương?

  • A. 3 đại dương.
  • B. 4 đại dương.
  • C. 5 đại dương.
  • D. 6 đại dương.

Câu 13: Tác động của nội lực và ngoại lực cân bằng nhau thì địa hình:

  • A. Thay đổi chậm.
  • B. Thay đổi nhanh.
  • C. Hầu như không thay đổi.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 14: Vành đai lửa lớn nhất trên Trái Đất hiện nay:

  • A. Vành đai Ấn Độ Dương.
  • B. Vành đai Địa Trung Hải.
  • C. Vành đai Thái Bình Dương.
  • D. Vành đai Đại Tây Dương.

Câu 15: Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi:

  • A. Nhiệt độ không khí tăng.
  • B. Không khí bốc lên cao.
  • C. Nhiệt độ không khí giảm.
  • D. Không khí hạ xuống thấp.

Câu 16: Nguyên nhân sinh ra thủy triều?

  • A. Động đất ở đáy biển.
  • B. Núi lửa phun.
  • C. Do gió thổi.
  • D. Sức hút Mặt Trăng với Mặt Trời.

Câu 17: Đại dương nào nhỏ nhất?

  • A. Đại Tây Dương.
  • B. Thái Bình Dương.
  • C. Ấn Độ Dương.
  • D. Bắc Băng Dương.

Câu 18: Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản:

  • A. Kim loại màu.
  • B. Kim loại đen.
  • C. Phi kim loại.
  • D. Năng lượng.

Câu 19: Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là:

  • A. Địa hình.
  • B. Nguồn nước.
  • C. Khí hậu.
  • D. Đất đai.

Câu 20: Ở các dãy núi cao, mưa nhiều về phía:

  • A. Sườn núi đón gió.
  • B. Sườn núi khuất gió.
  • C. Đỉnh núi.
  • D. Chân núi.

Câu 21: Đới khí hậu quanh năm giá lạnh (hàn đới) có lượng mưa trung bình năm là:

  • A. Dưới 500mm.
  • B. Từ 1000 đến 2000 mm.
  • C. Từ 500 đến 1000 mm.
  • D. Trên 2000mm.

Câu 22: Sông có hàm lượng phù sa (tỉ lệ phù sa trong nước sông) lớn nhất nước ta là:

  • A. Sông Cửu Long.
  • B. Sông Đồng Nai.
  • C. Sông Hồng.
  • D. Sông Đà Rằng.

Câu 23: Nhiệt độ không khí cứ lên cao 100 mét thì nhiệt độ giảm:

  • A. .

  • B. .
  • B. .
  • D. .

Câu 24: Khí hậu lạnh nhất trên trái đất ở đâu?

  • A. Bắc cực.
  • B. Nam cực.
  • C. Xích đạo.
  • D. Chí tuyến.

Câu 25: Khí hậu nóng nhất trên trái đất nằm ở môi trường nào?

  • A. Môi trường Hàn đới.
  • B. Môi trường Ôn đới.
  • C. Môi trường Nhiệt đới.
  • D. Môi trường Ôn hòa.

Câu 26: Trong không khí có mấy thành phần:

  • A. Ôxy.
  • B. Nitơ.
  • C. Các khí khác.
  • D. Ôxy, Nitơ, các khí khác.

Câu 27: Khí quyển chia làm mấy tầng?

  • A. 3 tầng.
  • B. 4 tầng.
  • C. 5 tầng.
  • D. 5 tầng.

Câu 28: Dụng cụ để đo khí áp là gì?

  • A. Khí áp kế.
  • B. Vũ kế.
  • C. Nhiệt kế.
  • D. Thùng đo mưa.

Câu 29: Sự phân bố lượng mưa trên trái đất như thế nào?

  • A. Không đồng đều.
  • B. Đồng đề.
  • C. A đúng, B sai.
  • D. A sai, B đúng.

Câu 30: Trên trái đất có những đai khí áp?

  • A. Khí áp thấp.
  • B. Khí áp cao.
  • C. Khí áp thấp và khí áp cao.
  • D. Khí áp trưng bình.

Câu 31: Khoáng sản có thể được phân ra thành mấy loại:

  • A. 3 loại.
  • B. 4 loại.
  • C. 5 loại.
  • D. 6 loại.

Câu 32: Kim cương được xếp vào loại khoáng sản nào:

  • A. Năng lượng.
  • B. Kim loại.
  • C. Phi kim loại.
  • D. Cả ba đều đúng.

Câu 33: Độ cao trung bình của tầng bình lưu là bao nhiêu?

  • A. 0 – 16 km.
  • B. 16 – 80 km.
  • C. 80 km trở lên.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 34: Căn cứ vào đâu để người ta chia ra khối khí nóng và khối khí lạnh?

  • A. Lượng mưa.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Độ ẩm.
  • D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 35: Trong các tầng khí quyển, tầng nào xảy ra hầu hết các hiện tượng khí tượng?

  • A. Tầng đối lưu.
  • B. Tầng trung lưu.
  • C. Tầng cao của các khí quyển.
  • D. Mỗi tầng xảy ra một số hiện tượng.

Câu 36: Nhiệt độ của không khí thay đổi do:

  • A. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
  • B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
  • C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 37: Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi:

  • A. Khí áp thấp về khí áp cao.
  • B. Khí áp cao về khí áp thấp.
  • C. Cả hai đáp án đều sai.
  • D. Cả hai đáp án đều đúng.

Câu 38: Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí:

  • A. Nhiệt kế.
  • B. Khí áp kế.
  • C. Ẩm kế.
  • D. Vũ kế.

Câu 39: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai nhiệt?

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.

Câu 40: Các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất là:

  • A. Đá mẹ, sinh vật.
  • B. Đá mẹ, khí hậu và sinh vật.
  • C. Lượng mưa, khí hậu và sinh vật.
  • D. Sinh vật, khí hậu và sông ngòi.
Xem đáp án
  • 13 lượt xem