Trắc nghiệm địa lí 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Núi có độ cao lớn nhất thế giới là
- A. Núi Phan-xi-păng
- B. Núi An-đet
- C. Núi Cooc-đi-ê
- D. Núi E-vơ-ret
Câu 2: Núi trẻ là núi có đặc điểm:
- A. Đỉnh tròn, sườn dốc
- B. Đỉnh tròn, sườn thoải
- C. Đỉnh nhọn, sườn dốc
- D. Đỉnh nhọn, sườn thoải
Câu 3: Núi già là núi có đặc điểm:
- A. Đỉnh tròn, sườn thoai thoải
- B. Đỉnh nhọn, sườn thoai thoải
- C. Đỉnh tròn, sườn dốc
- D. Đỉnh nhọn, sườn dốc
Câu 4: Vùng núi đá vôi Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh:
- A. Thanh Hóa
- B. Nghệ An
- C. Quảng Nam
- D. Quảng Bình
Câu 5: Núi già thường có đỉnh:
- A. Bằng phẳng
- B. Nhọn
- C. Cao
- D. Tròn
Câu 6: Núi trẻ thường có đỉnh:
- A. Bằng phẳng
- B. Nhọn
- C. Cao
- D. Tròn
Câu 7: Dựa vào độ cao tuyệt đối, người ta phân núi thành
- A. 2 loại.
- B. 3 loại.
- C. 4 loại.
- D. 5 loại.
Câu 8: Ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” nằm trên lãnh thổ nước ta, đó là
- A. Núi Bạch Mã
- B. Núi Phan-xi-păng
- C. Núi Ngọc Linh
- D. Núi Trường Sơn
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với núi và độ cao của núi?
- A. Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- B. Sườn núi càng thoải thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.
- C. Độ cao của núi thường trên 500 m so với mực nước biển.
- D. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh là chân núi.
Câu 10: Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:
- A. 1100m
- B. 1150m
- C. 950m
- D. 1200m
Câu 11: Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:
- A. mực nước biển.
- B. chân núi.
- C. đáy đại dương.
- D. chỗ thấp nhất của chân núi.
Câu 12: Độ cao tương đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:
- A. nơi có sườn thoải.
- B. mực nước biển.
- C. đáy đại dương.
- D. chỗ thấp nhất của chân núi.