Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất
Trên bề mặt Trái đất có nhiều dạng địa hình khác nhau. Một trong dạng địa hình phổ biến là núi. Núi cũng có nhiều loại, người ta phân biệt núi cao, núi thấp, núi trung bình , núi trẻ…Bài học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu các loại núi mà chúng ta vừa liệt kê trên.
Nội dung bài học gồm có 2 phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi
A. Kiến thức trọng tâm
1. Núi và độ cao của núi
- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đát, có độ cao trên 500m
- Núi có 3 bộ phân: Đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối):
- Núi thấp: dưới 1000m
- Núi trung bình: 1000 – 2000m
- Núi cao: Trên 2000m.
2. Núi già và núi trẻ
- Căn cứ vào thời gian hình thành và hình dạng của núi người ta phân ra núi già và núi trẻ.
3. Địa hình Caxtơ và các hang động.
- Địa hình Caxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
- Địa hình đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là đỉnh nhọn, sườn dốc.
- Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có thể phát triển du lịch
- Ví dụ: Ở Việt Nam có động Phong Nha ở Quảng Bình, động Tam Thanh ở Lạng Sơn.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 42 sgk Địa lí 6
Quan sát hình 34 hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tương đối (1) và (2) của núi như thế nào?
Trang 43 sgk Địa lí 6
Quan sát hình 35, cho biết: các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?
Trang 44 sgk Địa lí 6
Quan sát hình 38, hãy mô tả lại những gì em thấy ở trong hang động?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 45 sgk Địa lí 6
Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.
Câu 2: Trang 45 sgk Địa lí 6
Trình bày sự phân loại núi theo độ cao?
Câu 3: Trang 45 sgk Địa lí 6
Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
Câu 4: Trang 45 sgk Địa lí 6
Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì?
Xem thêm bài viết khác
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 15 các mỏ khoáng sản
- Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
- Dựa vào bảng các khối khí, cho biết: Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu?...
- Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?
- Hãy xác định toạ độ địa lí của các địa điểm G, H trên hình 12? Địa lí 6 trang 17
- Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (góc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
- Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất
- Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- Dựa trên bản đồ hình 20 và cho biết: Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ? Địa lí 6 trang 22
- Cách đọc và đo tính tỉ lệ trên bản đồ
- Bài 1
- Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? Địa lí 6 trang 19