Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dân tộc Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” . sau những trận lũ lụt ở miền Trung, nhân dân khắp nơi trong cả nước lại quyên góp ủng hộ, chia sẻ khó khăn cho nhân dân vùng lũ lụt. việc làm nào là biểu hiện phẩm chất nào của công dân trong cộng đồng?
- A. Đoàn kết.
- B. Nhân nghĩa.
- C. Hợp tác.
- D. Chia sẻ.
Câu 2: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
- A. Mọi quốc gia.
- B. Một số quốc gia.
- C. Chỉ các nước lớn.
- D. Chỉ các nước nhỏ
Câu 3: Thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
- A. Mọi công dân.
- B. Người từ 18 tuổi trở lên.
- C. Cán bộ, công chức nhà nước.
- D. Các doanh nghiệp.
Câu 4: Giữ gìn vệ sinh trật tự, vệ sinh lớp học, trường học là trách nhiệm của ai dưới đây?
- A. Phụ huynh học sinh.
- B. Công dân – học sinh.
- C. Thanh niên.
- D. Mọi công dân.
Câu 5: Tích cực tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư là trách nhiệm của ai dưới đây?
- A. Người lớn.
- B. Mọi công dân.
- C. Những người có trách nhiệm.
- D. Trẻ em.
Câu 6: Bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là góp phần vào thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây?
- A. Bảo vệ năng lượng.
- B. Bảo vệ môi trường.
- C. Bảo vệ an toàn xã hội.
- D. Bảo vệ an ninh quốc gia.
Câu 7: Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là góp phần thực hiện chủ trương nào dưới đây?
- A. Xây dựng trường học vững mạnh.
- B. Bảo vệ môi trường.
- C. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- D. Bảo vệ trật tự trường học.
Câu 8: Ủy ban nhân dân xã V phát động 1 phong trào làm xanh, sạch, đẹp trong xã. Việc làm này của Ủy ban nhân dân xã V là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây?
- A. Giữ gìn vệ sinh công cộng.
- B. Giữ gìn trật tự xóm làng.
- C. Bảo vệ môi trường.
- D. Bảo vệ vẻ đẹp quê hương.
Câu 9: Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh
- A. Trong một thời gian ngắn.
- B. Trong một thời gian dài.
- C. Thường xuyên, liên tục.
- D. Trong mỗi năm.
Câu 10: Bùng nổ dân số trở thành nỗi lo của các nước trên thế giới và của cả
- A. Cộng đồng quốc tế.
- B. Các nước lớn.
- C. Các nước kém phát triển.
- D. Các nước đang phát triển.
Câu 11: Bùng nổ dân số không gây ra hậu quả gì dưới đây?
- A. Nạn đói, thất học.
- B. Suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường.
- C. Làm ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc.
- D. Làm suy thoái nền văn hóa quốc dân.
Câu 12: Không kết hôn sớm, không sinh con ở độ tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ có 1 và 2 con là trách nhiệm
- A. Của những người có chức quyền.
- B. Của mọi công dân.
- C. Của riêng công dân nữ.
- D. Của Hội Phụ nữ các cấp.
Câu 13: Để hạn chế bùng nổ dân số, chúng ta cần
- A. Nghiêm chỉnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
- B. Tích cực lao động sản xuất và tiết kiệm.
- C. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.
- D. Thực hiện bình đẳng nam nữ trong xã hội.
Câu 14: Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước là trách nhiệm của công dân trong việc
- A. Hạn chế các vấn đề xã hội.
- B. Hạn chế bùng nổ dân số.
- C. Xóa đói giảm nghèo.
- D. Bảo vệ gia đình.
Câu 15: Nghiêm chỉnh thực hiện Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nướclà góp phần vào thực hiện chủ trương nào dưới đây?
- A. Hạn chế tệ nạn xã hội.
- B. Hạn chế bùng nổ dân số.
- C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
- D. Phát triển kinh tế đất nước.
Câu 16: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?
- A. Luôn đề cao bản thân.
- B. Khắc phục khuyết điểm.
- C. Tự quyết định mọi việc làm.
- D. Luôn làm theo ý người khác.
Câu 17: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cân có để tự hoàn thiện bản thân?
- A. Có người giúp đỡ thường xuyên.
- B. Biết lập kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu thực hiện.
- C. Có điều kiện về kinh tế gia đình.
- D. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định.
Câu 18: Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên, nên mỗi người cần phải
- A. Tự học tập, lao động.
- B. Tự hoàn thiện bản thân.
- C. Rèn luyện đạo dức theo yêu cầu của xã hội.
- D. Rèn luyện thể chất để học tập và lao động.
Câu 19: tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân
- A. Có cuộc sống tốt đẹp.
- B. Ngày một phát triển tốt hơn.
- C. Ngày một văn minh tiến bộ.
- D. Ngay một khôn lớn hơn.
Câu 20: Tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện nào dưới đây của mỗi người
- A. Tự nhận thức bản thân.
- B. Tự hoàn thiện bản thân.
- C. Sống có mục đích.
- D. Sống có ý chí.
Câu 21: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải
- A. Tích cực lao động hằng ngày để có cuộc sống tốt hơn.
- B. Có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân.
- C. Có nhiệt huyết với công việc.
- D. Có tinh thần trách nhiệm.
Câu 22: Bị bạn bè rủ rê, Minh thường hay ăn chơi lêu lổng, dẫn đến sao nhãng việc học hành. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, minh đã quyết tâm phấn đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của Minh là biểu hiện phẩm chất nào dưới đây của học sinh?
- A. Tự nguyện, tự giác.
- B. Tự phê bình và phê bình.
- C. Tự hoàn thiện bản thân.
- D. Tự thay đổi tính cách.
Câu 23: Ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được
- A. Những đòi hỏi của xã hội.
- B. Những mong muốn của bản thân.
- C. Những nhu cầu của cuộc sống.
- D. Niềm tin của mọi người.
Câu 24: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải
- A. Quyết tâm thực hiện kế hoạch rèn luyện mình.
- B. Trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
- C. Để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình.
- D. Không cần làm gì cả.
Câu 25: Câu nào dưới đây nói về tự hoàn thiện bản thân?
- A. Học một hiểu mười.
- B. Có chí thì nên.
- C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- D. Năng nhặt chặt bị.
Câu 26: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua
- A. Rèn luyện.
- B. Học tập.
- C. Thực hành.
- D. Lao động.
Câu 27: Điểm quan trọng nhất để tự hoàn thiện bản thân là cần xác định được
- A. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- B. Vẻ đẹp tâm hồn của bản thân.
- C. Khả năng của bản thân.
- D. Sức mạnh của bản thân.
Câu 28: Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần xác định rõ
- A. Biện pháp thực hiện.
- B. Quy tắc thực hiện.
- C. Quy trình thực hiện.
- D. Cách thức thực hiện.
Câu 29: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học
- A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
- B. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Câu 30: Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?
- A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn
- B. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.
- C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau
- D. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.
Câu 31: Ý kiến nào dưới đây về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là đúng?
- A. Đấu tranh và thống nhất đều là tương đối.
- B. Đấu tranh và thống nhất đều là tuyệt đối.
- C. Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối.
- D. Đấu tranh là tương đối, thống nhất là tuyệt đối.
Câu 32: Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?
- A. Bảng đen và phấn trắng
- B. Thước dài và thước ngắn
- C. Mặt thiện và ác trong con người.
- D. Cây cao và cây thấp.
Câu 33: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là
- A. Quy luật tồn tại của sinh vật
- B. Sự đồng nhất giữa các mặt đối lập
- C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
- D. Sự liên hệ giữa các mặt đối lập
Câu 34: Biểu hiện nào dưới đây lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng?
- A. Sự biến đổi về lượng và chất
- B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- C. Sự phủ định biện chứng.
- D. Sự chuyển hóa của các sự vật
Câu 35: “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?
- A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định.
- B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi.
- C. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa.
- D. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.
Câu 36: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do
- A. Sự tác động của ngoại cảnh
- B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng
- C. Sự tác động của con người
- D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng
Câu 37: Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng là phủ định
- A. Biện chứng
- B. Siêu hình
- C. Khách quan
- D. Chủ quan
Câu 38: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?
- A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ
- B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng
- C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục
- D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới
Câu 39: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?
- A. Bão làm đổ cây
- B. Đổ hóa chất xuống hồ làm cá chết
- C. Cây lúa trổ bông
- D. Sen tàn mùa hạ
Câu 40: Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là
- A. Tính khách quan
- B. Tính chủ quan
- C. Tính di truyền
- D. Tính truyền thống
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16 (p2): Tự hoàn thiện bản thân