Trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sân bóng nhân tạo có phải là thiên nhiên đúng hay sai ?
- A. Đúng vì chúng sinh ra đã có.
- B. Đúng vì chúng do con người tạo ra.
- C. Chúng vừa là vừa là tự nhiên vừa không tự nhiên.
- D. Sai vì chúng do con người tạo ra.
Câu 2: Con người sẽ như thế nào nếu không có thiên nhiên?
- A. con người không tồn tại và không phát triển
- B. con người vẫn tồn tại
- C. con người vẫn phát triển nếu không có thiên nhiên
- D. con người có cuộc sống yên bình
Câu 3: Việc làm đốt túi nilong sau khi sử dụng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố của thiên nhiên?
- A. Môi trường đất.
- B. Môi trường nước.
- C. Môi trường không khí.
- D. Cả A, B, C
Câu 4: Hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên:
- A. Mùa hè, cả nhà Thủy thường đi tắm biển ở Sầm Sơn
- B. Lớp Tuấn tổ chức đi cắm trại ở một khu đồi có nhiều bãi cỏ xanh như tấm thảm.
- C. Trường Kiên tổ chức đi tham quan Vịnh Hạ Long (ở tỉnh Quảng Ninh), một trong những di sản thiên nhiên thế giới.
- D. Bạn Nam xách túi rác của nhà mình vứt ra vườn hoa.
Câu 5: Gần nhà em công ty D hoạt động, đã nhiều lần người dân ở nơi em ở phản ánh tình trạng công ty D xả nước thải bừa bãi nhưng công ty D vẫn tiếp tục hoạt động, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trong tình huống này em và gia đình sẽ làm gì ?
- A. Coi như không biết vì không ảnh hưởng đến gia đình mình.
- B. Phản ánh tình trạng này tới Chủ tịch xã.
- C. Biểu tình không cho công ty D hoạt động.
- D. Tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền.
Câu 6: Hành vi nào thể hiện việc sống chan hòa với mọi người?
- A. Miễn cường tham gia các hoạt động tập thể
- B. Chia sẻ với bạn khi bạn gặp khó khăn
- C. Ít quan tâm đến người khác.
- D. Sống khép mình, ít cởi mở.
Câu 7: Học sinh phải sống chan hòa vì:
- A. Xây dựng tập thể hòa hợp
- B. góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 8: Câu tục ngữ : Trên kính dưới nhường nói đến điều gì ?
- A. Sống chan hòa với mọi người.
- B. Tinh thần đoàn kết.
- C. Siêng năng, kiên trì.
- D. Tự rèn luyện bản thân.
Câu 9: Trong lớp em có bạn A mới từ trường khác chuyển về thường bị các bạn trai trong lớp trêu đùa. Trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
- A. Giúp đỡ bạn làm quen với các bạn trong lớp.
- B. Trêu cho bạn khóc.
- C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- D. Không chơi với bạn.
Câu 10: Nhân dịp 20/11 nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ. Phương lớp trưởng lớp 6c khích lệ các bạn cùng tham gia. Trong lớp Phương phân công những bạn có tài: người viết kịch bản, người diễn xuất, hát, múa. Cả lớp sôi nổi nhiệt tình, duy nhất chỉ có Khanh là không nhập cuộc. Em có nhận xét gì về bạn Khanh ?
- A. Khanh là người hòa đồng với mọi người.
- B. Khanh là người khinh người.
- C. Khanh là người không sống chan hòa với mọi người.
- D. Khanh là người sống ích kỉ.
Câu 11: Biểu hiện của mất lịch sự là ?
- A. Quát mắng người khác khi không vừa ý.
- B. Chào hỏi người lớn tuổi.
- C. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
- D. Rèn luyện thể dục, thể thao.
Câu 12: Đối với cá nhân, Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện điều gì?
- A. Bản lĩnh.
- B. Trình độ văn hóa, đạo đức.
- C. Khả năng giao tiếp.
- D. Trình độ chuyên môn.
Câu 13: Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong gia đình và với mọi người xung quanh ?
- A. thể hiện sự hiểu biết phép tắc, quy định chung của xã hội
- B. thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh
- C. thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Học sinh cần phải rèn luyện tính lịch sự, tế nhị như thế nào?
- A. Học tập tốt đển có kiến thức, hiểu biết, để phục vụ cuộc sống.
- B. Có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị.
- C. Phê phán, lên án những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lịch sự, tế nhị.
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15: Nhân dịp đầu xuân, Minh, Sơn và các bạn rủ nhau đi lễ chùa. Trong khi mọi người lầm rầm thắp hương, khấn vái, Minh và Sơn cứ nói oang oang về bộ phim hình sự mới xem. Nếu em ở đó, em sẽ ứng xử như thế nào?
- A. Kệ các bạn ấy, mình không liên quan
- B. Báo với quản lí chùa để khiển trách các bạn ấy
- C. Lớn tiếng nhắc nhở các bạn cần phải có ý thức
- D. Đến gần và góp ý với các bạn nên đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự trong chùa.
Câu 16: Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?
- A. Phải có ước mơ
- B. Phai quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định
- C. Nhiệt tình tham gia cá hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 17: Hành động nào thể hiện chưa tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là?
- A. Nhận giúp đỡ bạn học kém trong lớp.
- B. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của nhà trường.
- C. Ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.
- D. Tham gia viết báo tường nhân dịp 20/11.
Câu 18: Bạn N cho rằng chỉ cần học thôi không cần tham gia các hoạt động của lớp, trường tổ chức vì mất thời gian. Em có nhận xét gì về bạn N?
- A. N là người vô cảm.
- B. N là người không có trách nhiệm.
- C. N là người chưa tích cực và tự giác trong các hoạt động tập thể.
- D. N là người tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Câu 19: Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn ngủ. Nếu em là Tuấn, em sẽ:
- A. Bạn không đi kệ bạn, mình cứ đi
- B. Mắng bạn vì vô trách nhiệm với tập thể
- C. khuyến khích, động viên bạn nên tham gia các hoạt động tập thể
- D. Mách với cô giáo và cán bộ lớp
Câu 20: Vào dịp gần Tết trong thôn em phát động mọi người trong thôn quét dọn đường làng ngõ xóm cho sạch đẹp. Các hộ trong thôn tích cực tham gia và hưởng ứng, chỉ có gia đình bà G là không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Nếu em là con của bà G em sẽ khuyên bà G như thế nào?
- A. Để mẹ tự quyết định.
- B. Khuyên mẹ không tham gia vì mất thời gian.
- C. Không quan tâm.
- D. Khuyên mẹ tham gia quét dọn cùng mọi người vì hoạt động chung.
Câu 22: Việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giúp phát triển nhân cách toàn diện.
- B. Giúp đất nước phát triển.
- C. Giúp phát triển văn hóa toàn diện.
- D. Giúp đất nước ngày càng tươi đẹp.
Câu 23: Mục đích học tập của học sinh là:
- A. Trở thành con ngoan trò giỏi
- B. Người công dân tốt
- C. Phát triển toàn diện nhân cách con người
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 24: Để học tập tốt học sinh cần phải làm gì?
- A. Xác định đúng đắn mục đích học tập.
- B. Dành nhiều thời gian để vui chơi.
- C. Dành nhiều thời gian để học.
- D. Siêng năng, kiên trì.
Câu 25: T đến nhà H và thấy bạn đang đọc báo Thiếu niên, T cho rằng: Không nên đọc báo vì sẽ mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập. Quan điểm của T thể hiện điều gì?
- A. T là người có quan điểm không toàn diện trong việc học và chơi.
- B. T là người không có hiểu biết.
- C. T là người vô ý thức.
- D. T là người lười biếng.
Câu 26: Bạn M thường chốn học để đi chơi, nên mẹ thường đưa đi học và ngồi chờ đến khi tan học đón về, nếu không bạn lại đi chơi. Em có nhận xét gì về bạn M?
- A. M là người có ý thức học tập.
- B. M là người chưa có ý thức học tập.
- C. N là người lười biếng.
- D. N là người vô ý thức.
Câu 27: Những việc làm nào sau đây là biểu hiện của biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
- A. Mỗi buổi sáng, Đông đều tập thể dục
- B. Khi ăn cơm, Hà không ăn vội vàng mà từ tốn nhai kĩ
- C. Hằng ngày, Bắc đều súc miệng bằng nước muối
- D. Cả ba đều đúng
Câu 28: Phòng bệnh hơn chữa bệnh là:
- A. Nội dung của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- B. Ý nghĩa của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- C. Cách rèn luyện sức khỏe.
- D. Nội dung rèn luyện sức khỏe.
Câu 29: Sau khi em đi chơi đá bóng về mồ hôi đầm đìa, quần áo bị lấm bẩn em sẽ:
- A. Đi tắm ngay cho mát.
- B. Ngồi nghỉ một lát rồi mới đi tắm.
- C. Đi thay quần áo cho đỡ bẩn.
- D. Bật điều hòa ngồi cho mát rồi đi tắm.
Câu 30: Ngày thế giới chống hút thuốc lá:
- A. 30/5.
- B. 31/5.
- C. 29/5.
- D. 28/5.
Câu 31: Tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khỏe con người?
- A. ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
- B. ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và xã hội
- C. cả A và B đều đúng
- D. cả A và B đều sai
Câu 32: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép. Hành động của N thể hiện đức tính ?
- A. Kiên trì.
- B. Lười biếng.
- C. Chăm chỉ.
- D. Vô tâm.
Câu 33: Trái với siêng năng, kiên trì là:
- A. Lười biếng, chóng chán.
- B. Trung thực, thẳng thắn.
- C. Cẩu thả, hời hợt.
- D. Cả A và C.
Câu 34: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?
- A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà.
- B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.
- C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.
- D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.
Câu 35: Hành vi nào thể hiện An là người siêng năng, kiên trì?
- A. An thường xuyên trốn học
- B. An luôn làm bài tập, học bài trước khi đến lớp
- C. An không giúp mẹ làm việc nhà
- D. An thường bỏ qua các công việc để đi chơi với bạn.
Câu 36: Mỗi sáng Hạnh luôn thức dậy từ 5h sáng để học bài là thể hiện:
- A. Siêng năng, kiên trì
- B. Lười biếng, ỉ lại
- Thân thiện, hoà đồng
- Tiết kiệm
Câu 37: Đối lập với tiết kiệm là ?
- A. Xa hoa, lãng phí.
- B. Cần cù, chăm chỉ.
- C. Cẩu thả, hời hợt.
- D. Trung thực, thẳng thắn.
Câu 38: Câu nói : Cơm thừa gạo thiếu nói đến ?
- A. Lãng phí, thừa thãi.
- B. Cần cù, siêng năng.
- C. Trung thực, thẳng thắn.
- D. Tiết kiệm.
Câu 39: Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn ?
- A. Vung tay quá trán.
- B. Năng nhặt chặt bị
- C. Vắt cổ chày ra nước.
- D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.
Câu 40: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?
- A. dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh
- B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần
- C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác
- D. Không có động lực để chăm chỉ làm việc
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì
- Trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật, thư tín, điện thoại, điện tín
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P3)