Trắc nghiệm công dân 6 bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 6 bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập?

  • A. Luật giáo dục và đào tạo.
  • B. Luật trẻ em.
  • C. Luật giáo dục nghề nghiệp.
  • D. Luật giáo dục.

Câu 2: Luật giáo dục do cơ quan nào ban hành?

  • A. Quốc hội.
  • B. Chủ tịch nước.
  • C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
  • D. Tổng Bí thư.

Câu 3: Quyền học tập của công dân được thể hiện:

  • A. Mọi công dân được bình đẳng về cơ hội học tập
  • B. Mỗi người chỉ được học một ngành nghề mà mình chọn
  • C. Người già không được đi học
  • D. Có thể trôn học, bỏ học nếu mình không thích

Câu 4: Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm?

  • A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên .
  • B. Giáo dục tại chức và giáo dục từ xa.
  • C. Giáo dục chính quy và giáo dục tại chức.
  • D. Giáo dục từ xa và giáo dục thường xuyên.

Câu 5: Nhà nước phổ cập giáo dục ở các cấp học nào ?

  • A. Giáo dục mầm non.
  • B. Giáo dục tiểu học.
  • C. Giáo dục THCS.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 6: Trong hệ thống giáo dục ở nước ta bậc nào là bậc nền tảng?

  • A. Tiểu học
  • B. Trung học cơ sở
  • C. Mầm non
  • D. Trung học phổ thông

Câu 7: Công bằng trong giáo dục được thể hiện ở nội dung nào sau đây ?

  • A. Học sinh dân tộc Tày được đi học.
  • B. 40 tuổi vẫn được đi học.
  • C. Nam và nữ đều được đi học như nhau.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 8: Việc mở hệ thống các lớp là trách nhiệm của ai

  • A. Nhà trường
  • B. Nhà nước
  • C. Gia đình
  • D. Cá nhân

Câu 9: An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa ?

  • A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm không được đi học.
  • B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để trả tiền đi học.
  • C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật.
  • D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học.

Câu 10: Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Nó giúp người ta tránh được hệ quả gì sau đây?

  • A. Làm giàu tri thức
  • B. Phát triển toàn diện cá nhân
  • C. Nghèo khổ không biết làm ăn
  • D. Có hiểu biết

Câu 11: Việc nào thể hiện sự không bình đẳng trong giáo dục?

  • A. Tuyển thẳng học sinh giỏi vào trường Chuyên.
  • B. Không cho học sinh dân tộc thiểu số đi học.
  • C. Cộng điểm cho con thương binh liệt sỹ.
  • D. Tuyển thẳng học sinh đạt giải cao vào Đại học.

Câu 12: Miễn học phí cho học sinh nghèo thể hiện tính chất gì của giáo dục?

  • A. Bình đẳng.
  • B. Không bình đẳng.
  • C. Dân chủ.
  • D. Công khai.

Câu 13: Trẻ em ở độ tuổi nào thì bắt buộc hoàn thành chương trình tiểu học?

  • A. 6 đến 15 tuổi
  • B. 7 đến 15 tuổi
  • C. 6 đến 14 tuổi
  • D. 7 đến 14 tuổi

Câu 14: Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì?

  • A. Vai trò của tự học.
  • B. Vai trò của tự nhận thức.
  • C. Vai trò của việc học.
  • D. Vai trò của cá nhân.

Câu 15: Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục thể hiện tính chất gì?

  • A. Tính nhân đạo.
  • B. Tính nhân văn.
  • C. Tính bình đẳng.
  • D. Cả A và B.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập


  • 6 lượt xem