Trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào không đúng với việc tự chăm sóc sức khỏe?

  • A. Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng
  • B. Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao
  • C. Không cần chăm sóc sức khỏe, bị bệnh đi tới bác sĩ uống thuốc sẽ khỏi
  • D. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Câu 2: Việc làm thể hiện việc chăm sóc, sức khỏe là:

  • A. Đi khám định kỳ.
  • B. Chơi game thâu đêm.
  • C. Hút ma túy đá.
  • D. Đua xe trái phép.

Câu 3: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

  • A. Xem ti vi thường xuyên
  • B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe
  • C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng
  • D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân

Câu 4: Bạn A nói chuyện với em bạn bị ho ra máu nhiều lần và kéo dài, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?

  • A. Khuyên bạn đi viện khám để kiểm tra sức khỏe.
  • B. Không quan tâm.
  • C. Lặng im.
  • D. Nói với bạn là không phải đi khám, không có gì nguy hiểm.

Câu 5: Sức khỏe có ý nghĩa ?

  • A. Sức khoẻ là vốn quý của con người.
  • B. Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.
  • C. Sức khỏe giúp chúng ta lạc quan, vui tươi hạnh phúc.
  • D. Cả A và B.

Câu 6: Đâu là biểu hiện của siêng năng?

  • A. Cần cù
  • B. Nản lòng
  • C. Quyết tâm
  • D. Chóng chán

Câu 7: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là:

  • A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.
  • B. Không học bài cũ.
  • C. Bỏ học chơi game.
  • D. Đua xe trái phép.

Câu 8: Kiên trì là :

  • A. Miệt mài làm việc.
  • B. Thường xuyên làm việc.
  • C. Quyết tâm làm đến cùng.
  • D. Tự giác làm việc.

Câu 9: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hiệu quả gì?

  • A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống
  • B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn
  • C. Trở thành người có ích cho xã hội
  • D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa

Câu 10: Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim nói về ?

  • A. Đức tính khiêm nhường.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Đức tính trung thực.
  • D. Đức tính siêng năng.

Câu 11: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức:

  • A. Của cải vật chất.
  • B. Thời gian.
  • C. Sức lực
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 12: Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :

  • A. Tích tiểu thành đại.
  • B. Học, học nữa, học mãi.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng?

  • A. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm
  • B. Mình làm thì mình xài thoải mái
  • C. Ba mẹ làm ra mình hưởng và không cần làm việc
  • D. Tất cả đúng

Câu 14: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta?

  • A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
  • B. sống có ích.
  • C. yêu đời hơn .
  • D. tự tin trong công việc.

Câu 15: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
  • B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
  • C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
  • D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 16: Lễ độ là ?

  • A. Chỉ chào hỏi người lớn tuổi.
  • B. Biết cách cư xử đúng mực.
  • C. Cãi nhau với bạn bè.
  • D. Nói trống không.

Câu 17: Biểu hiện của Lễ độ là ?

  • A. Tôn trọng, quý mến mọi người.
  • B. Quý trọng sức lao động.
  • C. Cần cù, tự giác.
  • D. Siêng năng, kiên trì.

Câu 18: Thành ngữ nói về lễ độ là ?

  • A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • B. Đi thưa về gửi.
  • C. Vắt cổ chày ra nước.
  • D. Góp gió thành bão.

Câu 19: Người không có lễ độ là:

  • A. Vô lễ với người lớn
  • B. Thiếu văn hóa
  • C. Hỗn láo với người lớn
  • D. A, B, C đúng

Câu 20: Khi gặp một cụ già đứng bên vỉa hè chờ đèn đỏ để sang đường em sẽ làm gì ?

  • A. Không làm gì cả.
  • B. Mặc kệ.
  • C. Đưa bà sang đường.
  • D. Nhờ người khác đưa bà sang đường.

Câu 21: Tôn trọng kỉ luật là biết...chấp hành những qui định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi.

  • A. Tự ý thức.
  • B. Tự giác.
  • C. Ý thức.
  • D. Tuân thủ.

Câu 22: Hành động nào sau đây là tôn trọng kỷ luật ?

  • A. Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.
  • B. Vứt rác đúng nơi quy định.
  • C. Giữ gìn vệ sinh lớp học.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 23: Hành vi nào không thể hiện tôn trọng kỉ luật?

  • A. Thường xuyên đi học trể
  • B. Vứt rác đúng nơi quy định
  • C. Để dép ở ngoài theo quy định
  • D. Không hút thuốc lá ở bệnh viện

Câu 24: Hành động nào sau đây là không tôn trọng kỷ luật ?

  • A. Dùng điện thoại trong giờ học.
  • B. Đi học đúng giờ.
  • C. Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp.
  • D. Mặc đồng phục trường.

Câu 25: Hành động dùng điện thoại trong giờ học là hành động ?

  • A. Không tôn trọng kỷ luật.
  • B. Vi phạm pháp luật.
  • C. Tôn trọng kỷ luật.
  • D. Vô ý thức.

Câu 26: Biết ơn là...tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. Điền vào dấu “…” đó là ?

  • A. sự bày tỏ lòng thành kính.
  • B. sự bày tỏ lòng biết ơn.
  • C. sự bày tỏ thái độ trân trọng.
  • D. sự bày tỏ tình yêu.

Câu 27: Hành động nào thể hiện sự biết ơn ?

  • A. Chăm ngoan học giỏi, nghe lời bố mẹ.
  • B. Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ.
  • C. Thăm hỏi các thầy cô giáo.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 28: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về sự biết ơn?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  • C. Tôn sư trọng đạo.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 29: Câu tục ngữ: “Vong ơn bội nghĩa” nói về ?

  • A. Sự vô ơn.
  • B. Sự trung thành.
  • C. Sự đoàn kết.
  • D. Sự biết ơn.

Câu 30: Ca dao, tục ngữ thể hiện sự không biết ơn là:

  • A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • B. Uống nước nhớ nguồn
  • C. Ăn cháo đá bát
  • D. Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn xảy ra.

Câu 31: Thiên nhiên bao gồm:

  • A. Không khí
  • B. Bầu trời
  • C. Sông suối
  • D. Cả ba đáp án A, B, C

Câu 32: Hành động nào là bảo vệ thiên niên ?

  • A. Đánh bắt cá bằng mìn.
  • B. Săn bắt động vật quý hiếm.
  • C. Đốt rừng làm rẫy.
  • D. Trồng rừng.

Câu 33: Hành động nào là hành động phá hoại thiên nhiên ?

  • A. Khai thác gỗ bừa bãi.
  • B. Trồng cây gây rừng.
  • C. Bảo vệ rừng đầu nguồn.
  • D. Thả các loại động vật quý hiếm về rừng.

Câu 34: Trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên là gì?

  • A. Con người cần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên
  • B. Khai thác thiên nhiên
  • C. Phá hoại thiên nhiên
  • D. Làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên

Câu 35: Câu nói: Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu lần lượt nói đến các yếu tố nào cuả thiên nhiên ?

  • A. Rừng, không khí, đất.
  • B. Rừng, biển, đất.
  • C. Rừng, sông, đất.
  • D. Rừng, bầu trời, đất.

Câu 36: Sống chan hòa là:

  • A. Sống vui vẻ
  • B. Hòa hợp với mọi người
  • C. Tham gia vào các hoạt động chung có ích
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 37: Biểu hiện của sống chan hòa là ?

  • A. Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
  • B. Góp ý với bạn bè khi bạn vi phạm kỉ luật..
  • C. Khuyên góp quần áo cũ cho trẻ em vùng sâu vùng xa.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 38: Biểu hiện của không sống chan hòa với mọi người là ?

  • A. Không chơi với người nghèo.
  • B. Không tham gia các hoạt động do nhà trường phát động.
  • C. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 39: Sống chan hòa có ý nghĩa gì?

  • A. Được mọi người quý mến và giúp đỡ
  • B. Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
  • C. Để lợi dụng được lòng tốt của mọi người
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 40: Đâu không phải là biểu hiện của sống chan hòa:

  • A. Nhường nhịn em nhỏ
  • B. Hăng hái phát biểu ý kiến
  • C. Kì thị, xa lánh các bạn nhiễm chất độc màu da cam
  • D. Tham gia tích cực công việc của trường, lớp
Xem đáp án
  • 20 lượt xem