Trắc nghiệm công dân 6 bài 9: Lịch sự, tế nhị

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 6 bài 9: Lịch sự, tế nhị. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử… với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. Trong dấu “…” đó là ?

  • A. Hợp lí.
  • B. Tương ứng.
  • C. Phù hợp.
  • D. Khoa học.

Câu 2: Tế nhị là… sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá. Trong dấu “…” đó là ?

  • A. Hành dộng.
  • B. Hành vi.
  • C. Sự khôn khéo.
  • D. Sự khéo léo.

Câu 3: Biểu hiện của tế nhị là?

  • A. Nói năng nhẹ nhàng, từ tốn.
  • B. Biết lắng nghe.
  • C. Biết xin lỗi.
  • D. Nhắc nhẹ với học sinh khi vi phạm lỗi.

Câu 4: Biểu hiện của lịch sự ?

  • A. Nói quá to.
  • B. Nói trống không.
  • C. Cãi nhau với bạn cùng lớp.
  • D. Nói năng nhẹ nhàng, từ tốn.
Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?
  • A. Cử chỉ, điệu bộ, kiểu cách
  • B. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp
  • C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt
  • D. Khi nói chuyện với người khác, không nói thẳng ý của mình

Câu 6: Biểu hiện của mất lịch sự là ?

  • A. Quát mắng người khác khi không vừa ý.
  • B. Chào hỏi người lớn tuổi.
  • C. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
  • D. Rèn luyện thể dục, thể thao.

Câu 7: Đối với cá nhân, Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện điều gì?

  • A. Bản lĩnh.
  • B. Trình độ văn hóa, đạo đức.
  • C. Khả năng giao tiếp.
  • D. Trình độ chuyên môn.

Câu 8: Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong gia đình và với mọi người xung quanh ?

  • A. thể hiện sự hiểu biết phép tắc, quy định chung của xã hội
  • B. thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh
  • C. thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Học sinh cần phải rèn luyện tính lịch sự, tế nhị như thế nào?

  • A. Học tập tốt đển có kiến thức, hiểu biết, để phục vụ cuộc sống.
  • B. Có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị.
  • C. Phê phán, lên án những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lịch sự, tế nhị.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Nhân dịp đầu xuân, Minh, Sơn và các bạn rủ nhau đi lễ chùa. Trong khi mọi người lầm rầm thắp hương, khấn vái, Minh và Sơn cứ nói oang oang về bộ phim hình sự mới xem. Nếu em ở đó, em sẽ ứng xử như thế nào?

  • A. Kệ các bạn ấy, mình không liên quan
  • B. Báo với quản lí chùa để khiển trách các bạn ấy
  • C. Lớn tiếng nhắc nhở các bạn cần phải có ý thức
  • D. Đến gần và góp ý với các bạn nên đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự trong chùa.

Câu 11: Hành động A nói thì thầm với bạn cùng bàn về việc nói xấu bạn B là hành động thể hiện điều gì?

  • A. Mất lịch sự, tế nhị.
  • B. Lịch sự, tế nhị.
  • C. Vô lễ.
  • D. Sống chan hòa với mọi người.

Câu 12: Câu ca dao nào dưới đây nói về lịch sự, tế nhị?

  • A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
  • B. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
  • C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  • D. Cười người chớ khá cười lâu/ Cười người hôm trước, hôm sau người cười

Câu 13: Hành động hút thuốc lá trong bệnh viện nói đến điều gì?

  • A. Hành động đẹp.
  • B. Hành động lịch sự
  • C. Hành động tế nhị.
  • D. Hành động mất lịch sự, tế nhị.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 9: Lịch sự, tế nhị


  • 4 lượt xem