Bài 9: Lịch sự, tế nhị

  • 1 Đánh giá

Trong cuộc sống chúng ta cần phải biết sông lịch sự và tế nhị. Nó được biểu hiện ở lời nói, hành động và cử chỉ hằng ngày. Vậy đâu là những hành động lịch sự và tế nhị và đâu chưa phải là hành động lịch sự, tế nhị. Mời các bạn cùng đến với bài học ngay sau đây.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tình huống

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình huống trên? Vì sao?

- Em đồng ý với cách ứng xử của bạn Tuyết.

- Vì bạn Tuyết thể hiện là người lịch sự tế nhị thông qua ứng xử của mình:

Cử chỉ đứng nép vào cửa để khỏi làm phiền thầy và các bạn trong lớp thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, tế nhị.

Tuyết chờ thầy nói hết câu mới đứng ra giữa cửa, đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi. Đó là một hành vi thể hiện sự kính trọng thầy, thể hiện hành vi đạo đức trong quan hệ thầy và trò, đồng thời cũng thể hiện Tuyết là người hiểu biết trong cách ứng xử lịch sự và tế nhị.

b) Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế nào trước hành vi của các bạn vào lớp muộn?

- Nếu em là thầy Hùng, em sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở các bạn và nêu tấm gương bạn Tuyết để các bạn tự liên hệ và rút ra kinh nghiệm và khuyết điểm cho bản thân mình.

2. Nội dung bài học

* Khái niệm:

  • Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
  • Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiêu biết, có văn hóa.

* Biểu hiện:

  • Lời nói, cử chỉ hành động giao tiếp: đúng chuẩn mực, thể hiện sử hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ con người với con người.
  • Tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.

* Ý nghĩa:

  • Tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau.
  • Được mọi người trân trọng, yêu mến và tin tưởng.
  • Bản thân tự tin hơn trong cuộc sống
  • Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.

* Ca dao:

  • Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

* Rèn luyện:

  • Học tập tốt đển có kiến thức, hiểu biết, để phục vụ cuộc sống.
  • Có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị.
  • Tôn trọng đề cao những người lịch sự, tế nhị.
  • Phê phán, lên án những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp đỡ họ cùng rèn luyện.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài tập a: Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những biểu hiện thể hiện sự lịch sự, tế nhị:

  • Nói nhẹ nhàng
  • Nói dí dỏm
  • Thái độ cục cằn
  • Cử chỉ sỗ sàng
  • Ăn nói thô tục
  • Biết lắng nghe
  • Biết cảm ơn, xin lỗi
  • Nói trống không
  • Nói quá to
  • Quát mắng người khác
  • Biết nhường nhịn

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập b: Em hãy nêu một ví dụ về cách ứng xử lịch sự, tế nhị mà em biết?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập c: Em hãy phân tích một hành vi của bản thân đã thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị ( hoặc thiếu lịch sự, tế nhị) nếu có?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập d: Tuấn và Quang rủ nhau xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuẫn vẫn hút thuốc lá. Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: "Việc gì phải tắt thuốc lá".

Em hãy phân tích những hành vi, cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm công dân 6 bài 9: Lịch sự, tế nhị


  • 4 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021