Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu là biểu hiện tích cực
- A. Luôn tham gia đúng giờ
- B. Bị bạn bè lôi kéo
- C. Lo lắng đến công việc được phân công
- D. Tham gia vì thấy có lợi ích cho bản thân mình
Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?
- A. Ủng hộ người nghèo.
- B. Trồng cây để bao vệ môi trường.
- C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- D. Cả A, B, C.
Câu 3: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?
- A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
- B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
- C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
- D. Hô thật to là có trộm
Câu 4: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện:
- A. Lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không toan tính, ích kỉ.
- B. Được sống thanh thản, có sự quý trọng và tin cậy của mọi người.
- C. Làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
- D. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
Câu 5: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính:
- A. Trung thực, siêng năng kiên trì
- B. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị
- C. Khoan dung
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 6: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?
- A. P là người tiết kiệm.
- B. P là người vô cảm.
- C. P là người giả tạo.
- D. P là người liêm khiết, tốt bụng.
Câu 7: Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?
- A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.
- B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.
- C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.
- D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.
Câu 8: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện lối sống có văn hóa.
- B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.
- C. Thể hiện lối sống thực dụng.
- D. Thể hiện lối sống vô cảm.
Câu 9: Khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất.
Tôn trọng người khác là sự thể hiện………..của con người
- A. Đức tính nhường nhịn
- B. Sự chịu đựng
- C. Việc tự hạ thấp mình
- D. Lối sống có văn hóa
Câu 10: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?
- A. Bà P là người giữ lời hứa.
- B. Bà P là người thật thà.
- C. Bà P là người giữ chữ tín.
- D. Bà P là người tốt bụng.
Câu 11: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Lẽ phải.
- D. Giữ chữ tín.
Câu 12: Biểu hiện của giữ chữ tín là?
- A. Giữ đúng lời hứa.
- B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.
- C. Quyết tâm làm cho đến cùng.
- D. Cả A, B, C.
Câu 13: Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Pháp luật.
- D. Kỉ luật.
Câu 14: Để chống lại những âm mưu xảo quyệt cỉa bọn tội phạm ma túy, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì?
- A. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư
- B. Thực hiện đúng những lời Bác Hồ căn dặn đối với các chiến sĩ công an
- C. Dũng cảm, mưu trí, vượt qua mọi khó khăn trở ngại
- D. Tất cả các ý trên
Câu 15: Mối quan hệ pháp luật và kỉ luật:
- A. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
- B. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, được trái với pháp luật.
- C. Những quy định của tập thể không phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
- D. Tất cả các ý đều sai
Câu 16: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn?
- A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía
- B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
- C. Biết phê bình nhau trong mọi trường hợp.
- D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.
Câu 17: Hành vi thể hiện tình bạn trong sáng lành mạnh là:
- A. Lan chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà của mình.
- B. Yến luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn.
- C. Bình hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập, chê bai, nói xấu nhóm bạn khác.
- D. Hoàng chỉ thích chơi với bạn nào học giỏi có thể giúp đỡ mình trong học tập
Câu 10: D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì?
- A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
- B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng.
- C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt.
Câu 18: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?
- A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
- B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.
- C. Cảm thấy yêu đời hơn.
- D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.
Câu 19: Hoạt động chính trị - xã hội là … để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. Trong dấu “…” đó là?
- A. Điều kiện.
- B. Tiền đề.
- C. Động lực.
- D. Yếu tố.
Câu 20: Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội để:
- A. Hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng
- B. Rèn luyệ năng lực giao tiếp ứng xử
- C. Năng cao năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ..
- D. Tất cả các ý trên
Câu 21: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?
- A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
- B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
- C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
- D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
Câu 22: Em đồng ý hoặc không đồng ý với những việc làm nào dưới đây?
- A. Chỉ xem phim, truyện của nước ngoài; không xem phim, truyện của Việt Nam
- B. Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới
- C. Không xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam
- D. Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác
Câu 23: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
- A. Giáo dục và đào tạo.
- B. Kinh tế - xã hội.
- C. Quốc phòng - An ninh.
- D. Khoa học - Kĩ thuật.
Câu 24: Biểu hiện của nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư:
- A. Tụ tập uống rượu say, đánh bạc vào ngày lễ tết.
- B. Để người chết trong nhà nhiều ngày mới đem chôn.
- C. Quét dọn đường phố sạch sẽ
- D. Mọi người có thói quen vứt rác ở 1 gốc phố
Câu 25: Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung được gọi là?
- A. Dân tộc.
- B. Cộng đồng dân cư.
- C. Cộng đồng.
- D. Dân số.
Câu 26: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư học sinh cần phải làm gì?
- A. Tránh các việc làm xấu.
- B. Tham gia những hoạt động vừa sức.
- C. Bài trừ các hoạt động mê tín, dị đoan.
- D. Cả A, B, C.
Câu 27: Các hoạt động thể hiện không có tính tự lập là?
- A. Nhờ bạn chép bài hộ.
- B. Ở nhà chơi, xin tiền bố mẹ đi lấy vợ.
- C. Tự giặt quần áo của mình.
- D. Cả A, B, C.
Câu 28: Em hãy nêu biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.
- A. Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.
- B. Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.
- C. Tự giặt quần áo.
- D. A, B, C đúng
Câu 29: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là?
- A. Trung thành.
- B. Trung thực.
- C. Tự lập.
- D. Tiết kiệm.
Câu 30: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài được gọi là?
- A. Lao động.
- B. Lao động tự giác.
- C. Tự lập.
- D. Lao động sáng tạo.
Câu 31: Trước đây A thường học bằng cách ghi ra sách vở rồi đọc lại cho thuộc, từ khi mẹ mua cho máy tính, A sử dụng máy tính để học trên mạng và tải tài liệu về học. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. Lao động chân tay.
- B. Lao động thân thể.
- C. Lao động tự giác.
- D. Lao động sáng tạo.
Câu 32: Các hoạt động thể hiện lao động tự giác là?
- A. Đi làm đúng giờ.
- B. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- C. Giúp bố mẹ nấu cơm, quét dọn nhà cửa.
- D. Cả A, B, C.
Câu 33: Các hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của ông bà là?
- A. Dạy cháu điều hay lẽ phải.
- B. Chăm sóc các cháu.
- C. Dạy các cháu cách ứng xử, giao tiếp với người ngoài.
- D. Cả A, B, C.
Câu 34: Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đưa mẹ chồng vào trại dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó nói lên điều gì?
- A. Con cái bất hiếu với cha mẹ.
- B. Con cái yêu thương cha mẹ.
- C. Con cái không tôn trọng cha mẹ.
- D. Con cái tôn trọng cha mẹ.
Câu 35: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?
- A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
- B. Bố mẹ không tôn trọng con.
- C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
- D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.
Câu 36: Gia đình là tế bào của xã hội... cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt.... Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con. Thuộc điều mấy của Hiến pháp 1992
- A. Điều 10
- B. Điều 15
- C. Điều 50
- D. Điều 64
Câu 37: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào?
- A. Cha mẹ và con cái
- B. Anh chị em.
- C. Ông bà và con cháu.
- D. Cả A, B, C.
Câu 38: Em hãy thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà cha mẹ thì em sẽ ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị, em?
- A. Nếu không có tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời em sẽ đầy khó khăn, vất vả và bất hạnh.
- B. Nếu không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, gia đình bất hạnh, em sẽ bị xã hội lên án.
- C. A, B đúng
- D. A, B sai
Câu 39: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?
- A. Luật Hôn nhân và Gia đình.
- B. Luật Trẻ em.
- C. Luật lao động.
- D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Câu 40: Việc làm nào thể hiện nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư là:
- A.Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
- B.Vứt rác bừa bãi.
- C. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.
- D. Tụ tập để đánh bạc, hút chích.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 3: Tôn trọng người khác
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 4: Giữ chữ tín
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh