Trắc nghiệm hóa 10 chương IV: Phản ứng oxi hóa- khử (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 10 chương IV: Phản ứng oxi hóa- khử (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong các phản ứng oxi hóa khử, vai trò của Fe là:
- A. chỉ thể hiện tính khử
- B. không có vai trò gì
- C. chỉ thể hiện tính oxi hóa
- D. thể hiện tính oxi hóa hoặc thể hiện tính khử
Câu 2: Nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4, lắc nhẹ.
Mô tả nào sau đây đúng?
- A. màu tím biến mất, dung dịch đổi sang màu vàng nhạt.
- B. xuất hiện kết tủa bột đen.
- C. dung dịch đổi sang màu hồng.
- D. xuất hiện kết tủa màu trắng, dung dịch đổi sang màu xanh.
Câu 3: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa?
- A. S
- B. F
- C. Cl
- D. N
Câu 4: Cho phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag→ Cu$^{2+}$ + 2Ag.
Kết luận nào sau đây sai?
- A. Cu có tính oxi hóa mạnh hơn Ag$_{+}$.
- B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.
- C. Ag có tính oxi hóa mạnh hơnCu$^{2+}$.
- D. Cu bị oxi hóa bởi ion Ag.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng:
- A. Phản ứng hóa hợp là sự kết hợp hai hay nhiều chất ban đầu tạo thành các chất mới
- B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
- C. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
- D. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp các đơn chất và hợp chất thành các hợp chất mới
Câu 6: Định nghĩa nào sau đây là đúng?
- A. Chất khử là chất có khả năng nhận electron
- B. Chất oxi hóa là chất có khả năng nhận electron
- C. Sự oxi hóa là quá trình nhận electron
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 7: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
- A. FeO$_{3}$ + 6HNO$_{3}$ → 2Fe(NO$_{3}$)$_{3}$ + 3HO
- B. HSO$_{4}$ + NaO → NaSO + 2HO
- C. FeO$_{3}$ + 3CO → 2Fe + 3CO
- D. 2AgNO + BaCl$_{2}$ → Ba(NO)$_{2}$ + 2AgCl ↓
Câu 8: Cho 11,2 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HSO$_{4}$ loãng. Thể tích khí H thu được ở đktc là:
- A. 2,24 lít
- B. 4,48 lít
- C. 3,36 lít
- D. 6,72 lít
Câu 9: Cho phản ứng: Ca +Cl2 → CaCl2.
Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.
- B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
- C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.
- D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.
Câu 10: Cho phản ứng hóa học sau:
2NH + 3Cl$_{2}$ $\rightarrow $ N$_{2}$ + 6HCl
Trong phản ứng trên, NH đóng vai trò là:
- A. Chất oxi hóa
- B. Chất khử
- C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
- D. Chỉ là chất môi trường
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng:
FeS + HNO$_{3}$ → Fe(NO$_{3})_{3}$ + HSO$_{4}$ + NO + HO
Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là:
- A. 21
- B. 19
- C. 23
- D. 25
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N$_{2}$ là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của V là:
- A. 0,672 lít
- B. 6,72 lít
- C. 0,448 lít
- D. 0,896 lít
Câu 13: Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric
- A. là chất oxi hóa.
- B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
- C. là chất khử.
- D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 14: Trường hợp nào sau đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
- A. Thêm dư CO vào dung dịch NaAlO
- B. Cho Mg vào dung dịch FeCl
- C. Thêm NaOH dư vào dung dịch AlCl
- D. Sục khí CO tới dư vào dung dịch Ca(OH)
Câu 15: Cho phản ứng sau:
NaNO+ KCrO$_{7}$+ X → NaNO$_{3}$ + Cr(SO$_{4})_{3}$+ KSO$_{4}$ + HO.
Chất X là
- A. NaSO$_{4}$
- B. HSO$_{4}$
- C. KSO$_{4}$
- D. KOH
Câu 16: Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HSO$_{4}$ đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al có trong hỗn hợp là:
- A. 2,7 gam
- B. 5,4 gam
- C. 8,1 gam
- D. 6,75 gam
Câu 17: Cho amoniac NH tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao có xúc tác thích hợp sinh ra nito oxit NO và nước.
Phương trình hóa học: 4NH + 5O$_{2}$ → 4NO +6H$_{2}$O
Trong phản ứng trên, NH đóng vai trò:
- A. là chất oxi hóa
- B. là chất khử
- C. là một bazo
- D. là một axit
Câu 18: Ở phản ứng nào sau đây, HO không đóng vai trò chất oxi hóa hay chất khử?
- A. NaH + HO → NaOH + H
- B. 2Na + 2HO → 2NaOH + H
- C. 2F + 2HO → 4HF + O
- D. AlC$_{3}$ + 12H$_{2}$O → 4Al(OH)$_{3}$ + 3CH
Câu 19: Cho một viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch axit sunfuric loãng. Hiện tượng xảy ra là
- A. viên kẽm tan, không có khí thoát ra.
- B. viên kẽm tan, thoát ra khí không màu, nhẹ hơn không khí.
- C. viên kẽm tan, thoát ra khí không màu, mùi trứng thối.
- D. viên kẽm tan, thoát ra khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí.
Câu 20: Cho phản ứng sau:
NaNO2 + K2Cr2O7 + X → NaNO3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O.
Chất X là
- A. Na2SO4
- B. H2SO4
- C. K2SO4
- D. KOH
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hóa 10 chương V: Nhóm Halogen (P2)
- Trắc nghiệm Hoá học 10 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm hóa 10 chương VI: Oxi - lưu huỳnh (P3)
- Trắc nghiệm hóa 10 chương III: Liên kết hóa học (P4)
- Trắc nghiệm hóa 10 chương IV: Phản ứng oxi hóa- khử (P1)
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 38: Cân bằng hóa học
- Trắc nghiệm Hoá học 10 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 15: Hóa trị và số oxi hóa
- Trắc nghiệm Hoá học 10 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm hóa 10 chương III: Liên kết hóa học (P1)
- Trắc nghiệm Hoá học 10 học kì I (P3)