Trắc nghiệm hóa học 10 bài 21: Khái quát về nhóm Halogen
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 10 bài 21: Khái quát về nhóm Halogen. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tố halogen có chung đặc điểm nào sau đây?
- A. Thể hiện tính khử
- B. Thể hiện tính oxi hóa mạnh
- C. Có thể đóng vai trò là chất khử, hoặc chất oxi hóa hoặc cả hai
- D. Là chất khử rất mạnh
Câu 2: Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
- A. nsnp
- B. nsnp$^{4}$
- C. nsnp$^{5}$
- D. nsnp$^{6}$
Câu 3: Những nguyên tố halogen thuộc nhóm
A. IA
B. VA
C. VIA
- D. VIIA
Câu 4: Để so sánh khả năng hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim, người ta thường dựa vào khả năng phản ứng của phi kim với chất nào sau đây?
- A. Nito
- B. Dung dịch muối
- C. Hidro hoặc kim loại
- D. Dung dịch bazo
Câu 5: Trong các hợp chất, số oxi hóa của các nguyên tố clo, brom và iot có thể có lần lượt là:
- A. -1; +1; + 3; +5; +7
- B. -1; 0; +1; +4; +5
- C. -1; 0; +3; +5
- D. -1; 0; +1; +2; +3; +7
Câu 6: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. clo
B. brom
- C. flo
D. iot
Câu 7: Nhận xét nào sau đây về liên kết trong phân tử halogen là không chính xác?
- A. Tạo thành bằng sự dùng chung 1 đôi electron
- B. Liên kết phân cực
- C. Liên kết cộng hóa trị
- D. Liên kết đơn
Câu 8: Trong nhóm halogen, sự biến đổi tính chất nào sau đây của đơn chất đi từ flo đến iot là đúng?
- A. Ở điều kiện thường, trạng thái tập hợp chuyển từ thể khí sang thể lỏng và rắn.
B. Màu sắc nhạt dần.
C. Nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
D. Tính oxi hóa tăng dần.
Câu 9: Trong các chất sau đây, chất nào dùng để làm thuốc thử nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch?
- A. AgNO
- B. Ba(OH)
- C. Ba(NO
- D. NaOH
Câu 10: Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F, Cl, Br, I) :
A. ở điều kiện thường là chất khí.
B. tác dụng mãnh liệt với nước.
C. vừa cso tính oxi hóa, vừa có tính khử.
- D. tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.
Câu 11: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron ?
- A. Nhận thêm 1 electron.
B. Nhận thêm 2 electron.
C. Nhường đi 1 electron.
D. Nhường đi 7 electron.
Câu 12: Dung dịch muối không tác dụng với dung dịch AgNO là
- A. NaF
B. NaCl
C. NaBr
D. NaI
Câu 13: Cho các axit: HCl, HF, HI, HBr. Số axit không được điều chế bằng phương pháp sunfat là:
- A. 2
- B. 1
- C. 0
- D. 3
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.
B. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.
- C. Trong các hợp chất, flo và clo có các số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7.
D. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.
Câu 15: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z < Z$_{Y}$) vào dung dịch AgNO$_{3}$ (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 47,2 %
B. 52,8 %
C. 58,2%
- D. 41,8%
Câu 16: Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Thể tích khí clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên (đo ở đktc) là
A. 4,48 lít.
B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít.
- D. 1,12 lít.
Câu 17: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl (đktc) đã phản ứng là
- A. 8,96 lít.
B. 6,72 lít.
C. 17,92 lít.
D. 11,2 lít.
Câu 18: Cho 4 đơn chất F; Cl; Br; I. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :
A. F
B. Cl
C. Br
- D. I
Câu 19: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl có tính oxi hoá mạnh hơn Br?
A. Br + 2NaCl → 2NaBr + Cl
B. Cl+ 2NaOH → NaCl + NaClO + HO
C. Br+ 2NaOH → NaBr + NaBrO + HO
- D. Cl+ 2NaBr → 2NaCl + Br
Câu 20: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác:
- A. Tất cả muối AgX (X là halogen) đều không tan trong nước.
B. Tất cả các hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường.
C. Tất cả các hiđro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit.
D. Các halogen (từ F đến I) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
=> Kiến thức Giải bài 21 hóa học 10: Khái quát về nhóm Halogen
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 38: Cân bằng hóa học
- Trắc nghiệm hóa 10 chương V: Nhóm Halogen (P3)
- Trắc nghiệm hóa 10 chương I: Nguyên tử (P3)
- Trắc nghiệm hóa 10 chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 3: Luyện tập Thành phần nguyên tử
- Trắc nghiệm hóa 10 chương III: Liên kết hóa học (P1)
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 22: Clo
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 34: Tốc độ phản ứng hóa học
- Trắc nghiệm hóa 10 chương V: Nhóm Halogen (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 12: Liên kết ion Tinh thể ion
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 6: Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 29: Oxi Ozon