Trắc nghiệm hóa học 10 bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 10 bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong các khẳng định sau, khăng định nào đúng
- A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một lớp
- B. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp
- C. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp
- D. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng một lớp
Câu 2: Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố asen lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Lớp ngoài cùng của asen có 2 electron s.
- B. Điện tích hạt nhân asen là 33+.
- C. Tổng số electron p của nguyên tử asen là 12.
- D. Tổng số electron d của nguyên tử asen là 10.
Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, X có số obitan chứa electron là:
- A. 9
- B. 8
- C. 10
- D. 11
Câu 4: Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng?
- A. X
- B. Y
- C. Z
- D. T
Câu 5: Các obitan trong cùng một phân lớp electron
- A. Có cùng định hướng trong không gian
- B. Có cùng mức năng lượng
- C. Khác nhau về mức năng lượng
- D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phân lớp
Câu 6: Cho các nguyên tử: X, $_{19}^{39}$Y, $_{13}^{27}$Z.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Số electron trên phân lớp s của Z lớn hơn số electron trên phân lớp s của Y.
- B. X, Y, Z có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.
- C. Tổng số electron trên phân lớp s của X và Z bằng nhau.
- D. Tổng số electron p của Y là lớn nhất.
Câu 7: Nguyên tố có Z= 12 thuộc loại nguyên tố nào?
- A. s
- B. p
- C. d
- D. f
Câu 8: Một nguyên tử có 14 electron. Số electron p của nguyên tử này là
- A. 2.
- B. 4.
- C. 6.
- D. 8.
Câu 9: Obitan nguyên tử là gì?
- A. Là quỹ đạo chuyển động của electron xung quanh hạt nhân
- B. Là khu vực có chứa electron xung quanh hạt nhân nguyên tử
- C. Là vùng không gian xung quanh nguyên tử, ở đó xác suất có mặt electron lớn nhất
- D. Cả ba đáp án trên sai
Câu 10: Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là
- A. 4.
- B. 5.
- C. 6.
- D. 7.
Câu 11: Obitan p có dạng hình số 8 nổi cân đối. Obitan này định hướng theo trục nào?
- A. Trục x
- B. Trục y
- C. Không định hướng theo trục nào
- D. Trục z
Câu 12: Một nguyên tử có 4 lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng là 7, các lớp trong đều đã bão hòa electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là
- A. 35.
- B. 25.
- C. 17.
- D. 7
Câu 13: Khi nói về mức năng lượng các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
- A. Các (e) ở tronng cùng lớp K có mức năng lượng bằng nhau
- B. Các (e) ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất
- C. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng cao nhất
- D. các (e) ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất
Câu 14: Một nguyên tử có 19 electron. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 15: Lớp electron thứ 5 được kí hiệu bằng các chữ cái in hoa nào sau đây?
- A. M
- B. N
- C. O
- D. P
Câu 16: Lớp M (n=3) có số obitan nguyên tử là bao nhiêu?
- A. 1
- B. 4
- C. 9
- D. 15
Câu 17: Trong cấu hình electron của nguyên tử R có electron ngoài cùng được biểu diễn bằng 4 số lượng tử: n= 3, l= 1, m= 0, m= $-\frac{1}{2}$. Nguyên tử R có tên là:
- A. Brom
- B. Photpho
- C. Nhôm
- D. Clo
Câu 18: Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là
- A. 2.
- B. 4.
- C. 6.
- D. 8.
Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là
- A. 1+.
- B. 2+
- C. 3+.
- D. 4+.
Câu 20: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 21: Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là:
- A. 6
- B. 8
- C. 14
- D. 16
Câu 22: Hình dạng của obitan p là gì?
- A. Hình tròn
- B. Hình số 8 nổi cân đối
- C. Hình cầu
- D. Hình bầu dục
Câu 23: Ứng với lớp M(n = 3) có bao nhiêu phân lớp:
- A. 3
- B. 4
- C.6
- D.9
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
a. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz có năng lượng như nhau.
b. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz chỉ khác nhau về định hướng trong không gian.
c. Năng lượng của các electron thuộc các phân lớp 3s, 3p, 3d là khác nhau.
d. Năng lượng của các electron thuộc các obitan 2s và 2px là như nhau.
e. Phân lớp 3d đã bão hoà khi đã xếp đầy 10 electron.
Các khẳng định đúng là:
- A. a, b, c
- B. b và c
- C. a, b, e
- D. a, b, c, e
Câu 25: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
- A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
- B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.
- C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.
- D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng gần bằng nhau.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
- Trắc nghiệm hóa 10 chương V: Nhóm Halogen (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
- Trắc nghiệm hóa 10 chương IV: Phản ứng oxi hóa- khử (P1)
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Trắc nghiệm hóa 10 chương I: Nguyên tử (P1)
- Trắc nghiệm hóa 10 chương III: Liên kết hóa học (P4)
- Trắc nghiệm Hoá học 10 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm hóa 10 chương III: Liên kết hóa học (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Hóa 10: Đề kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 8)
- Trắc nghiệm hóa học 10 bài 15: Hóa trị và số oxi hóa