Trắc nghiệm hóa 11 chương 3: Cacbon- silic (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chương 3: Cacbon- silic (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhận định nào sau đây sai ?
- A. Cacbon monoxit không tạo ra muối và là một chất khử mạnh.
- B. Ở nhiệt độ cao cacbon có thể khử được tất cả cac oxit kim loại giải phóng kim loại.
- C. than gỗ được dùng để chế thuốc súng, thuốc pháo, chất hấp phụ.
- D. than muội được dùng để làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy.
Câu 2: Trong công nghiệp, CO được điều chế bằng phương pháp nào?
- A. Đun nóng axit HCOOH có mặt HSO$_{4}$ đặc
- B. Cho SiO tác dụng với C
- C. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ ở 1050C
- D. Cho C tác dung với O
Câu 3: Phản ứng nào sau đây được sử dụng để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm
- A. CaCO3 + HCl
- B. CaCO3 (t cao)
- C. C + O2 (t cao)
- D. CO + O2 (t cao)
Câu 4: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với NaOH, vừa tác dụng được với HCl?
- A. Na2CO3.
- B. NH4Cl.
- C. NaHCO3.
- D. Mg.
Câu 5: Silic ddioxxit phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau đây ?
- A. NaOH, MgO, HCl
- B. KOH, MgCO3, HF
- C. NaOH, Mg, HF
- D. KOH, Mg, HCl
Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn 25,9 gam muối hidrocacbonat của một kim loại R có hóa trị II không đổi. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Kim loại R là
- A. Cu
- B. Mg
- C. Ba
- D. Ca.
Câu 7: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
- A. 3CO + Fe2O3 3CO2↑ + 2Fe
- B. CO + Cl2 → COCl2
- C. 3CO + Al2O3 2Al + 3CO2↑
- D. 2CO + O2 2CO2↑
Câu 8: Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi nhờ phản ứng nào sau đây?
- A. CaCO + CO$_{2}$ + H$_{2}$O $\rightarrow $ Ca(HCO$_{3})_{2}$
- B. Ca(OH) + NaCO$_{3}$ $\rightarrow $ CaCO$_{3}$ + 2NaOH
- C. CaCO $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ CaO + CO$_{2}$
- D. Ca(HCO $\rightarrow $ CaCO$_{3}$ + H$_{2}$O
Câu 9: Cacbon monooxit có phản ứng với nhóm chất nào sau đây
- A. O2,Fe2O3, CuO.
- B. O2, Ca(OH)2, H2O.
- C. CuO, CuSO4, NaOH.
- D. O2, Al2O3, H2
Câu 10: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong số các phản ứng sau?
- A. 2C + Ca → CaC2.
- B. C + 2H2 → CH4.
- C. 3C + 4 Al → Al4C3.
- D. C + O2 → CO2.
Câu 11: Phản ứng nào sau đây, cacbon thể hiện tính oxi hóa?
- A. C+ O $\rightarrow $ CO
- B. C+ 2CuO 2Cu + CO$_{2}$
- C. 3C+ 4Al Al$_{4}$C$_{3}$
- D. C+ HO $\rightarrow $ CO+ H
Câu 12: Cho các oxit: SiO, CaO, FeO$_{3}$, CuO, AlO$_{3}$.
Để phân biệt từng chất trên, chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây?
- A. Dung dịch NaOH
- B. HO
- C. Dung dịch HCl
- D. Các phương án trên đều sai
Câu 13: Trong phản ứng hóa học, Silic
- A. chỉ thể hiện tính khử
- B. chỉ thể hiện tính oxi hóa
- C. chỉ tham gia phản ứng trao đổi, không tham gia phản ứng oxi hóa khử.
- D. có cả tính khử và tính oxi hóa.
Câu 14: Sục khí CO2 vào dd nước vôi trong, hiện tượng xảy ra:
- A. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại hết.
- B. Một lúc mới có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi lại giảm.
- C. Có kết tủa ngay, nhưng kết tủa tan trở lại ngay sau khi xuất hiện.
- D. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần đến một giá trị không đổi.
Câu 15: Dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO và Fe2O3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại trong ống sứ gồm những chất nào?
- A. Al, Cu, Mg, Fe
- B. Al2O3, Cu, MgO, Fe
- C. Al2O3, Cu, Mg, Fe
- D. Al, Cu, MgO, Fe
Câu 16: Đốt cháy 4,48 lít hỗn hợp khí CH4 và SiH4 ở đktc thu được m gam chất rắn và sản phẩm khí và hơi. Dẫn toàn bộ sản phẩm khí vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng 1,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng của SiH4 trong hỗn hợp là:
- A. 50%
- B. 66,67%
- C. 33,33%
- D. 26,7%
Câu 17: Cho 30g hỗn hợp 3 muối gồm Na2CO3, K2CO3, MgCO3 tác dụng hết với dd H2SO4 dư thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và dd X. Khối lượng muối trong dd X là
- A. 42gam
- B. 39 gam
- C.34,5gam
- D. 48gam
Câu 18: Trộn 100ml dung dịch A gồm KHCO 1M và K$_{2}$CO 1M vào 100ml dung dịch B gồm NaHCO 1M và Na$_{2}$CO 1M thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch D gồm H$_{2}$SO$_{4}$ 1M và HCl 1M vào dung dịch C thu được V lít khí CO$_{2}$ (đktc) và dung dịch E. Cho dung dihcj Ba(OH)$_{2}$ tới dư vào dung dịch E thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là:
- A. 82,4 gam và 2,24 lít
- B. 4,3 gam và 1,12 lít
- C. 43 gam và 2,24 lít
- D. 3,4 gam và 5,6 lít
Câu `9: Cho từ từ dung dịch X chứa 31,3 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Thêm Ba(OH) dư vào dung dịch Y thu được 9,85 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm là:
- A. Li, Na
- B. Na, K
- C. K, Rb
- D. Li, K
Câu 20: Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức là RO. Trong hợp chất khí với hidro, nguyên tố R chiếm 87,5% về khối lượng. Vậy R là nguyên tố nào sau đây?
- A. Cacbon
- B. Silic
- C. Nito
- D. Clo
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Hoá học 11 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 1: Sự điện li (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 29: Anken
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 8: Dẫn xuất halogen - ancol - phenol (P2)
- Trắc nghiệm Hoá học 11 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 44: andehit xeton
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 26: Xicloankan
- Trắc nghiệm hóa học 11: bài 3 Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit bazơ (P2)
- Trắc nghiệm Hoá học 11 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ (P1)
- Trắc nghiệm Hoá học 11 học kì II (P2)