Trắc nghiệm hóa 11 chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ là

  • A. tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.
  • B. nhiêt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
  • C. liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion.
  • D. thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

Câu 2: Để xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ người ta phải xác định

  • A. Số lượng các liên kết trong phân tử
  • B. Thành phần định tính, định lượng nguyên tố.
  • C. Xác định khối lượng phân tử.
  • D. Cả B và C

Câu 3: Cấu tạo hóa học là

  • A. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
  • B. Số lượng các nguyên tử trong phân tử.
  • C. Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
  • D. Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của xiclohexan?

  • A. 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng
  • B. Các nguyên tử C có thể có dạng ghế hay dạng thuyền
  • C. Các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hóa sp
  • D. Trong xiclohexan các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết đơn

Câu 5: Liên kết ba do những liên kết nào hình thành?

  • A. Liên kết s
  • B. Liên kết p
  • C. Hai liên kết s và một liên kết p
  • D. Hai liên kết p và một liên kết s

Câu 6: Lycopen có công thức phân tử C40H56, là chất màu đỏ trong quả cà chua, có cấu tạo mạch hở, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Số kết đôi đó có trong phân tử licopen là

  • A. 13
  • B. 12
  • C. 14
  • D. 11.

Câu 7: Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ.

  • A. xác định nhiệt độ sôi của chất hữu cơ.
  • B. xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.
  • C. xác định cấu tạo của chất hữu cơ.
  • D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Câu 8: Butan CH$_{10} có thể có dạng đồng phân nào sau đây?

  • A. Đồng phân cấu tạo về nhóm chức
  • B. Đồng phân cấu tạo về mạch cacbon
  • C. Đồng phân cấu tạo về vị trí nhóm chức
  • D. Đồng phân hình học

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 cùng nhiệt độ,áp suất. Xác định công thức phân tử của X.

  • A. C5H10O
  • B. C3H6O2
  • C. C2H2O3
  • D. C3H6O.

Câu 10: Tên gọi 3,3-đimetylbut-1-en là của hợp chất nào:

  • A. CH2=CH-CH(CH3)-CH3
  • B. CH2=CH-C(CH3)2-CH3
  • C. CH2=C(CH3)-CH(CH3)-CH3
  • D. CH2=CH2-C(CH3)2-CH3

Câu 11: Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có:

mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là:

  • A. C6H12O4
  • B. CH3O
  • C. C3H6O2
  • D. C3H6O

Câu 12: Để đốt cháy 1 mol chất X cần 3,5 mol O, công thức phân tử của chất X có thể là:

  • A. CH$_{6}$O
  • B. CH$_{10}$O$_{2}$
  • C. CH$_{8}$O
  • D. CH$_{8}$O

Câu 13: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau ?

  • A. CH3OH, CH3OCH3
  • B. CH3OCH3, CH3CHO.
  • C. CH3OH, C2H5OH
  • D. CH3CH2OH, C3H6(OH)2.

Câu 14: Mentol (C10H20O ) và menton (C10H18O) cùng có trong tinh dầu bac hà ; phân tử đều có một vòng 6 cạnh, không có liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử mentol và menton lần lượt là

  • A. 0 và 1
  • B. 1 và 0
  • C. 1 và 2
  • D. 2 và 1.

Câu 15: Phân tích 0,45 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, N), thu được 0,88 gam CO2. Mặt khác , nếu phân tích 0,45 gam X đẻ toàn bộ N trong X chuyenr thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100ml dung dịch H2SO4 0,4M thu được dung dịch Y. Trung hòa axit dư trong Y cần 70 ml dung dịch NaOH 1M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 2,009 gam. Công thức phân tử của X là

  • A. C2H8N2
  • B. CH6N2
  • C. C2H5N
  • D. C2H7N.

Câu 16: Hợp chất hữu cơ X ( C, H, O N) có công thức trùng với công thức đơn giản nhất, đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam X, thu được 4,48 lít CO2; 1,12 lít N2 (các khí đều đo (đktc)) và 4,5 gam H2O. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là

  • A. 7
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 9.

Câu 17: Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 g chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 g. Phần trăm khối lượng của H trong A là :

  • A. 11,5%.
  • B. 9%.
  • C. 8%
  • D. 7,8%

Câu 18: Người ta thường xác định phân tử khối của chất rắn, chất lỏng khó bay hơi, không điện li theo định luật Raoult như sau: Hòa tan 54 gam chất X vào 250 gam nước, sau đó làm lạnh dung dịch thấy nhiệt độ đông đặc của dung dịch là -2,23C. Tìm phân tử khối của X biết rằng cứ 1mol chất X tan và 100 gam nước thì nhiệt độ đông đặc của nước giảm 1,86C, tức đông đặc ở -1,86C.

  • A. M= 160
  • B. M= 170
  • C. M= 180
  • D. M= 200

Câu 19: Phân tích 0,45 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, N), thu được 0,88 gam CO. Mặt khác nếu phân tích 0,45 gam X để toàn nộ N trong X chuyển thành NH$_{3}$ rồi dẫn NH$_{3}$ vừa tạo thành vào 100 ml dung dịch HSO$_{4}$, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit dư trong Y cần 70 ml dung dịch NaOH 1M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 2,009 gam. CÔng thức phân tử của X là?

  • A. CH$_{8}$N
  • B. CHN$_{2}$
  • C. CH$_{5}$N
  • D. CH$_{7}$N

Câu 20: Độ bền của các cacbocation theo thứ tự giảm dấn nào sau đây là đúng?

  • A. (CHC$^{+}$ > (CH$_{3})_{2}$CH$^{+}$> CH$_{3}$CH$_{2}^{+}$> CH$_{2}$ClCH$_{2}^{+}$
  • B. CHClCH$_{2}^{+}$> (CH$_{3})_{3}$C$^{+}$ > (CH$_{3})_{2}$CH$^{+}$> CH$_{3}$CH$_{2}^{+}$
  • C. (CHC$^{+}$>CH$_{2}$ClCH$_{2}^{+}$> (CH$_{3})_{2}$CH$^{+}$> CH$_{3}$CH$_{2}^{+}$
  • D. CHFCH$_{2}^{+}$> (CH$_{3})_{3}$C$^{+}$ > (CH$_{3})_{2}$CH$^{+}$> CH$_{3}$CH$_{2}^{+}$
Xem đáp án
  • 104 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021