Trắc nghiệm hóa 11 chương 7: Hidrocacbon thơm, nguồn hidrocacbon thiên nhiên, hệ thống hóa về hidrocacbon (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chương 7: 7: Hidrocacbon thơm, nguồn hidrocacbon thiên nhiên, hệ thống hóa về hidrocacbon (P1) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Toluen có phản ứng thế ở nhân thơm tương tự benzen nhưng khác với benzen ở chỗ:
- A. Phản ứng của toluen xảy ra chậm hơn và chỉ có một sản phẩm duy nhất
- B. Phản ứng của toluen xảy ra chậm hơn và thường có hai sản phẩm
- C. Phản ứng của toluen xảy ra dễ dàng hơn và thường có hai sản phẩm thế vào vị trí ortho và para
- D. Phản ứng của toluen xảy ra nhanh hơn và chỉ có một sản phẩm duy nhất
Câu 2: Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sẩn phẩm hữu cơ là
- A.C6H6Br2
- B. C6H6Br6
- C. C6H5Br
- D. C6H6Br44
Câu 3: Hãy chọn một dãy các chất trong số các dãy chất sau để điều chế hợp chất nitrobenzen?
- A. CH, dung dịch HNO$_{3}$ đặc
- B. CH, dung dịch HNO$_{3}$ đặc, dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ đặc
- C. CH$_{8}$, dung dịch HNO$_{3}$ đặc
- D. CH$_{8}$, dung dịch HNO$_{3}$ đặcdung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ đặc
Câu 4: Phản ứng chính minh tính chất no, không no của benzen lần lượt là:
- A. Cháy, cộng
- B. Cộng, brom hóa
- C. Thế, cộng
- D. Cộng, nitro hóa
Câu 5: Toluen tác dụng với dung dịch KMnO4 khi đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ là
- A. C6H5OK.
- B. C6H5CH2OH.
- C. C6H5CHO.
- D. C6H5COOK.
Câu 6: Để phân biệt toluen, benzen, stiren chỉ cần dùng dung dịch
- A.NaOH
- B. HCl
- C. Br2
- D. KMnO4
Câu 7: Thuốc thử để nhận biết ba chất lỏng: benzen, strizen, toluen là:
- A. Dung dịch KMno
- B. Dung dịch NaOH
- C. Dung dịch Brom
- D. Dung dịch HNO đặc / H$_{2}$SO$_{4}$ dư
Câu 8: Benzen là hợp chất hidrocacbon thơm có cấu tạo đơn giản nhất . Trong thực tế benzen được dùng để:
- A. Làm dung môi
- B. Tổng hợp polime, chất dẻo, cao su, tơ, sợi
- C. Làm dầu bôi trơn
- D. Cả A và B đều đúng
Câu 9: Cho chất sau có tên gọi là
- A. 1-butyl-3-metyl-4-etylbenzen
- B. 1-butyl-4-etyl-3-metylbenzen
- C. 1-etyl-2-metyl-4-butylbenzen
- D. 4-butyl-1-etyl-2-metylbenzen.
Câu 10: Cho 4 chất: CHCH-CH$_{3}$, CH$\equiv $C-CH$_{3}$, CHCH-CH=CH và benzen. Khi xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của các chất trên thì điều khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Cả bốn chất trên đều có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
- B. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
- C. Có hai chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
- D. Chỉ có một chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
Câu 11: Trong phân tử benzen :
- A. 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng.
- B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C.
- C. Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng.
- D. Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng.
Câu 12: Sử dụng thuốc thử nào để nhận biết được các chất sau: benzen, stiren, toluen và hex – 1 – in
- A. dd Brom và dd AgNO3/NH3
- B. dd AgNO3
- C. dd AgNO3/NH3 và KMnO4
- D. dd HCl và dd Brom
Câu 13: Công thức đơn giản nhất của một hi đrocacbon là CnH2n-1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của
- A. ankan
- B. ankin
- C. anken
- D. ankadien
Câu 14: Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-clobutan ?
- A. but-2-in
- B. buta-1,3-điện
- C. but-1-in
- D. but-1-en
Câu 15: Phản ứng benzen tác dụng với clo tạo C6H6Cl6 xảy ra trong điều kiện:
- A. Có bột Fe xúc tác
- B. Có ánh sáng khuyếch tán
- C. Có dung môi nước
- D. Có dung môi CCl4
Câu 16: Phản ứng nào không điều chế được Toluen?
- A. C6H6 + CH3Cl (tº, AlCl3)→
- B. khử H2, đóng vòng benzen
- C. khử H2 metylxiclohexan
- D. tam hợp propin.
Câu 17: Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là
- A. o-bromtoluen
- B. m-bromtoluen.
- C. phenylbromua
- D. benzylbromua
Câu 18: Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sẩn phẩm hữu cơ là
- A. C6H6Br2
- B. C6H6Br6
- C. C6H6Br
- D. C6H6Br4
Câu 19: Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Khối lượng Nitrobenzen điều chế được từ 19,5 tấn benzen (hiệu suất phản ứng 80%) là
- A. 30,75 tấn
- B. 38,44 tấn.
- C. 15,60 tấn
- D. 24,60 tấn
Câu 20: Dầu mỏ là:
- A. hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hiđrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.
- B. hỗn hợp các dẫn xuất hidrocacbon.
- C. hỗn hợp gồm các hidrocacbon
- D. gồm nhiều hidrocacbon và hidrocacbon thơm.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ. Công thức phân tử và công thức cấu tạo (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 1: Sự điện li (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 16: Hợp chất của cacbon
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ (P1)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 17: Silic và hợp chất của silic
- Trắc nghiệm hóa học 11: bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 1: Sự điện li (P4)
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 6: Hidrocacbon không no (P3)
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 2: Nito- Photpho (P5)
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 8: Dẫn xuất halogen - ancol - phenol (P1)
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 1: Sự điện li (P1)
- Trắc nghiệm Hoá học 11 học kì II (P2)