Trắc nghiệm hóa 12 chương 3: Amin - Aminoaxit - Protein (P6)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chương 3: Amin - Aminoaxit - Protein (P6) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Công thức chung của amin no đơn chức, mạch hở là:
- A. CnH2n+1N
- B. CnH2n+1NH2
- C. CnH2n+3N
- D. CxHyN
Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai ?
- A. phenylamin
- B. metylamin
- C. đimetylamin
- D. trimetylamin
Câu 3: Hợp chất có công thức cấu tạo [-NH–(CH2)5–CO-]n có tên là:
- A. Tơ nilon – 6,6
- B. Tơ enang
- C. Tơ cacron
- D. Tơ capron
Câu 4: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là
- A. 2 và 2.
- B. l và 2.
- C 2 và l.
- D. 1 và 1.
Câu 5: Có ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn. Thuốc thử để nhận biết ba chất lỏng trên là:
- A. Nước brom
- B. Giấy quỳ tím
- C. Dung dịch phenolphtalein
- D. Dung dịch NaOH
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai ?
- A. Trong phân từ đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
- B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân,
- C. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
- D. Protein đorn giản được tạo thành từ các gốc a-amino axit.
Câu 7: Để phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch: glixerol, lòng trắng trứng, tinh bột và xà phòng, có thể dùng lần lượt các thuốc thử nào sau đây?
- A. Dung dịch iot, HNO3 đậm đặc và Cu(OH)2
- B. HNO3 đậm đặc và Cu(OH)2
- C. Dung dịch iot và Cu(OH)2
- D. Dung dịch NaOH và Cu(OH)2
Câu 8: X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X là :
- A. CH3–C6H4–NH2.
- B. C6H5–NH2.
- C. C6H5–CH2–NH2.
- D. C2H5–C6H4–NH2.
Câu 9: Cho dãy biến hóa: Xenlulozơ → X → Y → Z → PE (polietilen). Hợp chất X, Y, Z lần lượt là:
- A. C6H12O6; C2H5OH; C2H4
- B. C2H5OH; CH3CHO; C2H4
- C. C6H12O6; CH3COOH; C2H4
- D. CH3COOH; C2H5OH; C2H4
Câu 10: Cho các chất sau:
- Amoniac
- Anilin
- P – Nitroanilin
- P – Metylanilin
- Metylamin
- Đimetylamin
Tính bazơ tăng dần của các chất được xếp theo dãy nào sau đây?
- A. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
- B. (3) < (4) < (2) < (1) < (5) < (6)
- C. (6) < (5) < (1) < (4) < (2) < (3)
- D. (5) < (4) < (2) < (1) < (3) < (6)
Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (lysin) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là :
- A. 0,75.
- B. 0,65.
- C. 0,70.
- D. 0,85.
Câu 12: Chuỗi polipeptit có cấu tạo:
[-NH – CH(CH3) – CONH – CH(CH3) – CO -]
Là sản phẩm thu được của sự trùng ngưng hợp chất nào sau đây?
- A. Glyxin
- B. Glicocol
- C. Alanin
- D. Axit aminocaproic
Câu 13: Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M khối lượng hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 cần dùng là:
- A. 41,4 gam.
- B. 40,02 gam.
- C. 51,75 gam.
- D. 33,12 gam.
Câu 14: Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là:
- A. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.
- B. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH.
- C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.
- D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa
Câu 15: Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng amino axit: CH3-CH(NH2)-COOH là:
- A. (-NH-CH2-CO-)n
- B. (-NH-CH(CH3)-CO-)n
- C. (-CH2-CH(NH2)-CO-)n
- D. (-NH-CH2-CH2-CO-)n
Câu 16: Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí T (ở đktc) có tỷ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 15. Mặt khác, nếu cho 19,3 gam hỗn hợp E tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
- A. 27,85.
- B. 28,45.
- C. 31,52.
- D. 25,10.
Câu 17: Hỗn hợp X gồm chất Y (C3H10O2N2) và chất Z (C5H10O3N2), trong đó Z là một đipeptit. Đun nóng 26,52 gam X với 300 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một amin T và m gam hỗn hợp gồm hai muối. Giá trị của m là
- A. 38,98 gam.
- B. 35,02 gam.
- C. 30,22 gam.
- D. 36,46 gam.
Câu 18: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,04 mol X tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
- A. 7,12
- B. 16,18
- C. 23,38
- D. 20,86
Câu 19: Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN : mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần đủ 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là
- A. 13,36
- B. 14,20
- C. 13,00
- D. 12,46
Câu 20: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol:
- H2NCH2COOH,
- CH3COOH,
- CH3CH2NH2.
Dãy các dung dịch xếp theo thứ tự pH tăng dần là
- A. (3), (1), (2).
- B. (1), (2), (3).
- C. (2), (3), (1).
- D. (2), (1), (3).
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 3: Amin - Amino axit- Protein (P5)
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 7:Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbohidrat (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 4: Luyện tập: Este và chất béo(P1)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 35:Đồng và hợp chất của đồng (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 17:Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại (P2)
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng (P5)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 32: Hợp chất của sắt (P1)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường
- Hóa học 12: Bộ 15 đề thi kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (có đáp án)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 30:Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
- Trắc nghiệm Hoá học 12 học kì I (P3)