Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu cầu khiến? Chúng được dùng để làm gì?
o) Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu cầu khiến? Chúng được dùng để làm gì?
(1) Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. Ông cất tiếng hỏi :
- ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ?
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón :
- ở nhà trông em nhá ! Đừng có đi đâu đấy.
(Kim Lân, Làng)
(2) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại :
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng :
- Vô ăn cơm !
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Bài làm:
Những câu cầu khiến trong các đoạn trích:
(1)
Ở nhà trông em nhá! (ra lệnh)
Đừng có đi đâu đấy. ( ra lệnh)
(2)
Thì má cứ kêu đi. (dùng để yêu cầu)
Vô ăn cơm! (yêu cầu)
Cơm chín rồi! (vốn là câu trần thuật nhưng ở đây được dùng với mục đích cầu khiến.)
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bài học mà mình rút ra được sau khi học văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang. Trong đoạn văn có sử dụng cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.
- Soạn văn 9 VNEN bài 18: Bàn về đọc sách
- Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong những câu sau đây và chỉ ra dấu hiệu nhận biết đó là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ.
- Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
- Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế đời sống để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam
- Ghi lại biên bản sinh hoạt chi đoàn của lớp em về việc đánh giá đoàn viên
- Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả).
- Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt đáng được biểu dương trong nhà trường hoặc ngoài xã hội
- Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
- Lấy bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan để minh hoạ các quy tắc về niêm luật của thơ Thất ngôn bát cú đường luật (vần, thanh bằng trắc trong từng câu; đối, niêm giữa các câu).
- Văn bản Bàn về đọc sách cho ta những lời khuyên bổ ích nào về việc lựa chọn sách và phương pháp đọc sách?
- Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây :