Trong đoạn thơ ai là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường ra mặt trận?...
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc văn bản sau:
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Trong đoạn thơ ai là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường ra mặt trận?
b. Qua cách nhìn và cảm nhận của nhân vật, hình ảnh Bác Hồ được hiện lên như thế nào?
c. Trong đoạn thơ tác giả đã kể lại mấy lần anh đội viên thức giấc và thấy Bác không ngủ? Tâm trạng và cảm nghĩ của anh trong mỗi lần có giống và khác nhau? Em có nhận xét gì về tình cảm anh đội viên đối với Bác?
d. Em cảm nhận được gì về tình cảm của Bác Hồ đối với quân và dân ta?
e. Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và cảm nghĩ của một anh chiến sĩ đang được cùng Bác trên đường ra chiến dịch. Cách miêu tả này có hiệu quả như thế nào trong việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đói với lãnh tụ.
g. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cách gieo vần giữa các khổ thơ có giá trị gì đặc biệt? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ hay không? Vì sao?
h. Cùng với phương thức kể và biểu cảm, miêu tả cũng là một yếu tố nghệ thuật được nhà thơ kết hợp sử dụng trong bài thơ này. Hãy tìm những câu thơ có sử dụng phương thức miêu tả. Qua đó em có nhận xét gì về cách miêu tả Bác, nhất là khắc họa bức tranh chân dung tinh thần của Người?
i. Nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ theo gợi ý sau:
- Tình yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân.
- Thể thơ năm chữ có nhiêu vần liền thcihs hợp với lối kể chuyện bằng thơ.
- Sự kết hợp giữa miêu tả, kể và biểu cảm khiến hình tượng thơ trở nên nổi bật
Bài làm:
a. Trong đoạn thơ anh đội viên là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường ra mặt trận.
b.Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội, luôn lo nghĩ của mọi người, thương những anh bộ đội đi rừng ngủ ngoài trời lạnh, lo lắng đến từng miếng ăn giấc ngủ cho tất cả mọi người.
c. Trong đoạn trích anh đội viên 3 lần tỉnh giấc:
Lần thứ nhất thức dậy:
- Từ ngạc nhiên: trời khuya Bác vẫn ngồi
- Trào dâng niềm thương Bác: Càng nhìn lại càng thương
- Cảm động khi chứng kiến cảnh Bác chăm sóc cho bộ đội
=>Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ
Lần thứ hai: Bác vẫn ngồi đinh ninh.
=> Anh cảm nhận được dáng ngồi chất chứa biết bao cảm xúc bộn bề.
Lần thức dậy thứ ba: Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ
=> Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân
d.Bác luôn lo nghĩ cho người dân, các chiến sĩ, yêu thương mọi người, luôn chăm lo trăn chở suy nghĩ tựa như người cha già thao thức lo cho các con: Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng rét mướt, Bác thương những người lính phải ra trận…
e. Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và cảm nghĩ của một anh chiến sĩ đang được cùng Bác trên đường ra chiến dịch. Cách miêu tả thể hiện tình cảm cao đẹp của Bác dành cho những chiến sĩ, người dân Việt Nam trong những ttháng ngày kháng chiến khó khăn, gian nan, tựa như người cha già luôn lo nghĩ cho đứa con của mình . Đồng thời qua đó cũng thể hiện sự kinh yêu vô ngàn của anh chiến sĩ đối với Bác, cảm động trước tâm lòng của vị lãnh tụ vĩ đại.
g. Bài thơ được viết theo thể thơ: ngũ ngôn. Mỗi dòng 5 tiếng thường được gieo vần ở tiếng cuối cùng mỗi dòng thơ, mỗi khổ 4 dòng thì vần ở các dòng 2,3; vần ở dòng 4 khổ này với dòng 1 khổ kia=> Đây là loại thể thơ rất thích hợp cho việc kể chuyện bởi chính cách gieo vần nhẹ ngàng, gần gũi.
h. Cùng với phương thức kể và biểu cảm, miêu tả cũng là một yếu tố nghệ thuật được nhà thơ kết hợp sử dụng trong bài thơ này. Những câu thơ có sử dụng phương thức miêu tả: Vẻ mặt Bác trầm ngâm/ Người cha mái tóc bạc/ Rồi Bác đi dém chăn/ Bác dón chân nhẹ nhành/ Bóng Bác cao lồng lộng/ Bác vẫn ngồi đinh ninh/ Chòm râu im phăng phắc.
=> Cách miêu tả rất chân thực, tỉ mỉ chính xác sinh động làm toát lên tâm hồn cao đẹp của Bác, vị cha già của dân tộc, hi sình một đời vì non nước Việt Nam.
i. Nội dung bài:
Bài thơ kể lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ở lán nhỏ giữa rừng khuya. Trong đêm khuya mưa rơi lất phất, tưởng chừng như mọi vật đã chìm vào sâu trong giấc ngủ nhưng chợt giật mình tỉnh giấc anh chiến sĩ bắt Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội ngủ. Anh đội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác. Thông qua cách sử dụng thể thơ năm chữ kết hợp với tự sự, miêu tả và biểu cảm, lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thực, sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm cao tác gỉa giúp khắc họa hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ kính yêu, người cha già vĩ đại nguyện dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm trong truyện Buổi học cuối cùng một số câu văn sử dụng câu văn có sử dụng phép so sánh và nêu tác dụng của những phép so sánh ấy.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trên thuật đơn có từ là vừa là tìm được. Cho biết các câu ấy thuộc kiểu câu nào dưới đây.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau và trả lời câu hỏi :
- Tìm thêm các tư liệu từ sách báo, mạng In-ter-net,… nói về quần đảo Cô Tô để hiểu thêm về vùng biển này.
- Đọc kĩ phần thứ hai của văn bản và xác định tác giả miêu tả cảnh vật theo trình tự nào( miêu tả từ trên xuống dưới), từ xa đến gần, từ ngoài vào trong.....
- Chỉ ra khác biệt trong quan niệm của người da đỏ với người da trắng về thiên nhiên, môi trường, đất đai. Nêu lên sự khác biệt này tác giả muốn thể hiện điều gì?
- Viết một đoạn văn/ đoạn thơ (khoảng 8 câu) có sử dụng phép nhân hóa để nói lên suy nghĩ tình cảm của em khi nghe những lời hát ru.
- Cùng người thân tìm hiểu nghề mây tre đan – một nghề thủ công truyền thống của nhân dân ta qua ti vi, rađiô, internet, sách, báo…
- "Tiếng việt rất giàu vẻ đẹp". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau :
- Nhận xét về ngôn ngữ của vân bản theo những gợi ý sau.
- Các câu sau đã đúng ngữ pháp chưa? Vì sao ? Chữa lại những câu sai cho đúng.