Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy như thế nào?
Câu 2: Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy như thế nào?
Bài làm:
- Sự xuất hiện của tư hữu đã dẫn đến một số thay đổi trong xã hội nguyên thủy:
- Thứ nhất : chế độ tư hữu xuất hiện đã phá vỡ quan hệ cộng đồng vốn bình đẳng theo "nguyên tắc vàng" trong hàng triệu năm trước đó. Từ chỗ mọi thành viên đều bình đẳng trong lao động và phân chia sản phẩm thì nay đã bắt đầu có những bộ phận đặc quyền, chiếm đoạt làm của riêng các của cải (dư thừa của công xã, vì thế mà trở nên giàu có, hình thành đẳng cấp có địa vị, quyền lực và tài sản khác biệt với đại bộ phận còn lại. Đây là cơ sở của bất bình đẳng xã hội, hình thành các giai cấp và đẳng cấp.
- Thứ hai : tư hữu phá vỡ quan hệ cộng đồng, cũng đồng thời tác động đến hình thức tổ chức các gia đình và cơ chế vận hành của nó. Trước đây là các gia đinh mẫu hệ song do sự phát triển địa vị kinh tế, xã hội của người đàn ông mà vị thế của họ trong gia đình được nâng cao, trở thành trụ cột. Từ đó, xuất hiện các gia đình phụ hệ, con cái lấy theo họ cha.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết?
- Giải bài 38 quốc tế thứ nhất và công xã Pa ri 1871
- Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào? Tạo sao lại nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?
- Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?
- Trình bày những nét chính về buổi đầu hoạt động cách mạng của C. Mác và Ph.Ăng –ghen?
- Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu?
- Em hãy nêu những nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?
- Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu là gì?
- Cách mạng tư sản Pháp 1789 bùng nổ trong bối cảnh nào?
- Tại sao có thể xem đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc?
- Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến:Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn
- Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại