Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết diễn ra như thế nào?
Câu 3: Trang 82 sgk lịch sử 8
Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết diễn ra như thế nào?
Bài làm:
Xây dựng Chính quyền Xô viết:
- Ngay trong đêm 25-10-1917 (7-11-1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô-nưi, tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu. Nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.
- Các sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô viết đã được thông qua : Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết. Các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương được thành lập, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản. Hồng quân công nông được thành lập để bảo vệ chính quyền mới.
- Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của gia cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Bảo vệ Chính quyền Xô viết:
- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết non trẻ. Trong suốt 3 năm (1918-1920), nhân dân Nga đã tập trung toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững Chính quyền Xô viết.
- Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 Chính quyền Xô viết thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp?
- Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX?
- Vì sao nhân dân Xô – viết bảo vệ được thành quả cách mạng của mình?
- Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883?
- Nhà khoa học A.Nô-ben nói: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?
- Nêu nội dung và ý nghĩa của Duy Tân Minh Trị 1868?
- Qua những điều trên, em có nhận xét gì về tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền?
- Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX.
- Nêu kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh?
- Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi “tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao?
- Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?