Bài 1: Sống giản dị
Sống giản dị là một lối sống đẹp của mỗi một con người. Chính điều đó , mà trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi dân ta phải sống giản dị. Vậy sống giản dị là sống như thế nào? Nó có ý nghĩa ra sao? Mời các bạn cùng đến với bài học “ sống giản dị”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đọc truyện: " Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập."
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a. Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc trên?
Em có nhận xét như sau:
- Trang phục của Bác rất giản dị
- Tác phong của Bác nhanh nhẹn
- Lời nói của Bác ấm áp.
b. Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác có tác động như thế nào tới tình cảm của dân ta? Em hãy tìm thêm những ví dụ khác về sự giản dị của Bác Hồ.
- Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác đã xóa đi tất cả những gì còn xa cách đối với nhân dân.
- Người thực sự là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
- Những ví dụ khác về sự giản dị của Bác Hồ:
- Bác Hồ chơi với các cháu thiếu nhi
- Bác Hồ cùng tát nước với các bác nông dân
- Bác Hồ trồng cây, tưới cây và cho cá ăn hàng ngày…
c. Tính giản dị còn biểu hiện ở những khía cạnh nào khác trong cuộc sống? Lấy ví dụ minh họa?
- Không xa hoa lãng phí, phô trương.
- Không cầu kì kiểu cách.
- Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
- Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
d. Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống chúng ta?
- Sống giản dị sẽ được nhiều người yêu quý và kính nể.
- Đỡ xa hoa, lãng phí
- Dễ nhận được sự cảm thông, nhận được nhiều thiện cảm từ người khác
2. Nội dung:
* Khái niệm sống giản dị: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
* Biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí; Không cầu kì, kiểu cách.
* Ý nghĩa:
- Là phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
- Sống giản dị dễ nhận được sự cảm thông và yêu mến của mọi người.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập a: Trong các ảnh sau đây, theo em, bức ảnh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao?
Bài tập b: Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị?
- Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.
- Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu
- Nói năng cộc lốc, trống không
- Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa.
- Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
- Thái độ khách sáo, kiểu cách
- Tổ chức sinh nhật linh đình.
Bài tập c: Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết?
Bài tập d: Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em?
Bài tập đ: Theo em, học sinh cần làm gì để rèn luyện tính giản dị?
Bài tập e: Em hãy sưu tầm một số câu thơ, ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị?
Xem thêm bài viết khác
- Bài 5: Yêu thương con người
- Hãy tự nhận xét bản thân em đã có tính tự tin chưa. Khi gặp việc khó, bài khó em có nản lòng, có chùn bước không ? Hãy kể một số việc em làm tốt nhờ có lòng tự tin
- Em hãy kể một số việc mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) của em.
- Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện sự mê tín dị đoan ?
- Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng?
- Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Đáp án đề 9 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 7
- Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết?
- Giải thích câu thành ngữ: “Rừng vàng, biển bạc”.
- Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khách nhau. Theo em, làm thế nào để có được sự hòa thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình?
- GDCD 7: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 7)
- Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?