Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Cho đến thời điểm hiện nay, hằng năm vẫn có một số lượng người bị chết do tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Điều này đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có những chính sách chặt chẽ hơn. Đồng thời, người dân cũng cần phải có ý thức hơn trong việc phòng, ngừa tai nạn. Cụ thể chúng ta cùng bắt đầu với bài học dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Em có suy nghĩ gì khi đọc những thông tin trên?
- Những thông tin trên cho thấy tai nạn do vũ khí, chảy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nền cho con người cũng như xã hội.
b) Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào?
- Chết người
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội
- Gây tàn phế
- Ô nhiễm môi trường
c) Em biết những quy định, những điều luật nào của nhà nước ta về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, và các chất độc hại?
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn
d) Những quy định đó được đặt ra làm gì?
- Ngăn ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây nên.
II. Nội dung bài học
1. Các qui định của pháp luật
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn.
2. Trách nhiệm của CD-HS
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tuyên truyền vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các qui định.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các qui định trên.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người ?
a) Bom, mìn, đạn pháo ;
b) Lương thực, thực phẩm ;
c) Thuốc nổ ;
d) Xăng dầu ;
đ) Súng săn ;
e) Súng các loại ;
g) Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu ;
h) Các chất phóng xạ ;
i) Chất độc màu da cam ;
k) Kim loại thường ;
l) Thuỷ ngân.
Câu 2: Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra nếu :
a) Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí;
b) Chở thuốc pháo, thuốc nổ,... trên ô tô ;
c) Được tự do tàng trữ, vận chuyểri, buôn bán vũ khí và các chất độc hại.
Câu 3: Theo em, những hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại :
a) Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ ;
b) Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ.
c) Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm ;
d) Đốt rừng trái phép ;
đ) Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn ;
e) Cho người khác mượn vũ khí ;
g) Báo cháy giả.
Câu 4: Em sẽ làm gì khi thấy :
a) Bạn bè hoặc các em nhỏ chơi, nghịch, các vật lạ, các chất nguy hiểm?
b) Có người định cưa, đục, tháo chốt bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc nổ ?
c) Có người định hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa sưởi gần nơi chứa xăng, dầu ?
d) Có người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại?
Câu 5: Em biết gì về tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở địa phương mình ?
=> Trắc nghiệm công dân 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại