Bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo) sgk Địa lí 4 Trang 90
Ở bài trước, các con đã được tìm hiểu về cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên. Hôm nay, cũng tại vùng đất này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề khai thác nước và rừng. Bây giờ, chúng ta cùng bắt đầu với bài học.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
3. Khai thác sức nước
- Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
- Sông ở Tây Nguyên có lắm thác ghềnh, có thể làm thủy điện
- Một số sông tiêu biểu như: sông Ba, Đồng Nai, Xê xan, Xrê Pôk.
CH: Quan sát hình 4, hãy kể tên một số con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên?
Trả lời:
- Những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên là: sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xê xan, sông Xrê Pôk.
CH: Chỉ nhà máy thủy điện Y – a – li trên hình 4 và cho biết nhà máy đó nằm trên dòng sông nào?
Trả lời:
- Trên lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên, các con tìm đến vị trí có hình ngôi sao màu xanh và tìm dòng chữ Y – a – li. Đó chính là vị trí của nhà máy thủy điện Y – a – li.
- Nhà máy thủy điện Y – a – li nằm trên sông Xrê – Pôk.
4. Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên
- Tây Nguyên có nhiều loại rừng: Rừng rậm nhiệt đới, rừng rụng lá mùa khô (rừng khộp).
- Rừng rậm nhiệt đới: Nơi có lượng mưa lớn.
- Rừng khộp: Nơi có mùa khô kéo dài, cảnh quan rừng rụng là vào mùa khô trông xơ xác.
- Rừng Tây Nguyên cho nhiều sản vật nhất là gỗ (cẩm lai, giáng hương, kền kền…), ngoài ra còn tre, nứa, mây, song, cây làm thuốc.
- Hiện nay, diện tích rừng ở Tây Nguyên đang ngày càng suy giảm.
- Nguyên nhân suy giảm rừng: Khai thác bừa bãi, tập quán du canh du cư…
CH: Quan sát hình 6 và 7, em hãy mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp?
Trả lời:
Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp là:
- Rừng rậm nhiệt đới: Nơi có lượng mưa lớn, rừng rậm rạp cây cối chen chúc nhau, nhiều tầng tán.
- Rừng khộp (hay khộc): Nơi có mùa khô kéo dài, cảnh quan rừng rụng là vào mùa khô trông xơ xác.
CH: Quan sát các hình trên và mô tả quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ như bàn, ghế?
Trả lời:
Dựa vào hình 8, 9 và 10 ta thấy: Để àm ra các sản phẩm đồ gỗ như bàn, ghế thì phải trải qua ba công đoạn:
- Bước 1: Cắt xẻ gỗ và vận chuyển gỗ về xưởng
- Bước 2: Gỗ được xẻ, cưa thành khối, khúc…
- Bước 3: Đưa gỗ đến xưởng mộc để các bác thợ tạo thành sản phẩm.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 93 – sgk địa lí 4
Nêu một số đặc điểm sông ở Tây Nguyên và lợi ích của nó?
Câu 2: Trang 93 – sgk địa lí 4
Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên?
Câu 3: Trang 93 – sgk địa lí 4
Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?
Xem thêm bài viết khác
- Kể tên một số dân tộc ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Kể tên những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết?
- Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn?
- Nêu tên các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng?
- Nêu thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía?
- Hãy chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và nêu đặc điểm của dãy núi này?
- Dựa vào hình 1, em hãy kể tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc?
- Em hãy sưu tầm các ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Em hay kể về nhà ở và làng xóm của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ?
- Sưu tầm tranh ảnh và các tư liệu về biển, đảo và quần đảo của nước ta?
- Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (Tiếp) sgk Địa lí 4 Trang 124
- Bài 15: Thủ đô Hà Nội sgk Địa lí 4 Trang 109