Bài 8: Khoan dung
Không có ai là hoàn hảo về mọi mặt. Vì vậy, sẽ không thể nào tránh được sai lầm trong cuộc sống. Và để cuộc sống đẹp hơn và ý nghĩa hơn thì cần có lòng bao dung tha thứ khi họ nhận ra khuyết điểm của mình. Vậy khoan dung là gì? Mời các bạn cùng đến với bài học dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Truyện đọc: “Hãy tha lỗi cho em”.
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo thế nào? Về sau có sự thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
- Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo là nói to “ chữ cô khó đọc quá” thể hiện sự thiếu tôn trọng cô giáo.
- Về sau Khôi có sự thay đổi, đó là cúi đầu rơm rớm nước mắt xin cô tha lỗi.
- Sở dĩ có sự thay đổi đó là vì Khôi đã chứng kiến cảnh cô tập viết, cậu ấy đã ân hận và nhận ra lỗi của mình.
b) Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?
- Lúc đầu khi bị Khôi nói, cô đứng lặng đỏ mặt lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay rơi xuống, ngỡ ngàng tủi thân những sau đó cô kiên trì tập viết.
- Sau khi Khôi xin lỗi, cô đã quàng tay lên vai và tha lỗi cho Khôi. Điều này thể hiện cô là người không định kiến với học sinh, biết chấp nhận và sẵn sàng tha thứ cho học sinh.
c) Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?
Bài học rút ra:
- Không nên vội vàng kiên định khi nhận xét người khác.
- Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.
-> Cần khoan dung đối với mọi người.
d) Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì?
- Biết lắng nghe để hiểu người khác.
- Biết tha thứ cho người khác.
- Luôn tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác.
- Không hẹp hòi khi nhận xét về người khác.
2. Nội dung bài học
* Khái niệm:
- Khoan dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
* Đặc điểm:
- Biết lắng nghe để hiểu người khác.
- Biết tha thứ cho người khác.
- Luôn tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác.
- Không hẹp hòi khi nhận xét về người khác.
* Ý nghĩa của khoan dung:
- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt
- Nhờ có lòng khan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu
* Rèn luyện lòng khoan dung:
- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người
- Cư xử chân thành, rộng lượng
- Tôn trọng, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập a: Hãy kể lại một việc làm thể hiện lòng khoan dung của em, của bạn em hoặc của người lớn mà em biết?
Bài tập b: Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? Tại sao?
- Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn
- Tìm cách che đậy khuyết điểm của bạn
- Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ
- Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý
- Ôn tồn, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa khuyết điểm
- Hay chê bai người khác
- Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người
- Hãy trả đũa người khác
- Đổ lỗi cho người khác.
Bài tập c: Lan và Hằng ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan?
Bài tập d: Tan học, Trung vừa lấy được xe đạp ra và đang chuẩn bị đi thì một bạn gái đi xe đạp không hiểu vì sao xô vào Trung làm Trung bị ngã, xe đổ, cặp sách của Trung văng ra, chiếc áo trắng vấy bẩn. Nếu em là Trung, trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
Bài tập đ: Hãy nêu một vài tình huống mà em có thể gặp (ở trường, ở nhà, ở ngoài đường, ở nơi công cộng) đòi hỏi có lòng khoan dung và nêu cách ứng xử của mình. Ví dụ: giữa em và bạn em hiểu lầm nhau và giận nhau.
Xem thêm bài viết khác
- Giờ kiểm tra Toán , có một bài khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm. Em có nhận xét gì về việc làm của hai bạn đó?
- Em hãy tìm hiểu kĩ nội dung và các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa tại địa phương em và nhận xét việc thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hóa của gia đình em, bản thân em?
- Kể những việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Đáp án đề 9 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 7
- Sau khi học xong bài này, theo em, học sinh chúng ta sẽ phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
- Theo em, người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không ?
- Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị?
- Em hãy sưu tầm một số câu thơ, ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị?
- Em có dự định gì về rèn luyện đạo đức và kỉ luật trong những năm tháng còn là học sinh?
- Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết?
- Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng?
- Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết.